03:46 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bí quyết kiếm tiền từ cây "tỷ đô" mắc ca

Thứ hai - 22/09/2014 21:47
Mắc ca là cây ăn hạt có hương vị ngon, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Một hecta mắc ca với mật độ 200 cây/ha có thể thu được từ 2 - 4 tấn quả sau 5 năm với chi phí đầu tư và chi phí chăm sóc hàng năm thấp.
Các nhà khoa học kiểm tra vườn cây mắc ca ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Các nhà khoa học kiểm tra vườn cây mắc ca ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích rừng trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645ha. Vùng Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Điều kiện gây trồng: Mắc ca sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25°C, lượng mưa hàng năm từ 1.500-2.500mm, nhiệt độ trung bình ngày nóng nhất không quá 35-38oC, và nhiệt độ trung bình ngày lạnh nhất không thấp hơn 5oC.

Đất để trồng mắc ca tốt nhất là dạng đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất sâu và ẩm. Tuyệt đối không trồng mắc ca trên đất nhiễm mặn, đất sét, đất ngập nước và hạn chế trồng trên đất có nhiều đá ong, tầng đất mỏng. Dự tính toàn quốc có khoảng 25.000ha có thể trồng cây mắc ca, trong đó có 12.500ha đất có điều kiện phù hợp.

Tây Nguyên là vùng phù hợp nhất cho trồng mắc ca, trong khi vùng Tây Bắc và Đông Bắc cũng có thể gây trồng nhưng phải tránh những nơi thường xuyên bị gió Lào, có sương muối và nơi dễ bị ảnh hưởng của bão, mưa phùn vào vụ xuân.

Về giống: Cây mắc ca đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trồng thử từ năm 1994 và khảo nghiệm từ năm 2002 ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Từ năm 2011, Bộ NNPTNT đã công nhận các giống: OC, 246 và 816 cho các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc và trung du phía bắc; giống tiến bộ kỹ thuật là Daddow và 842 cho vùng trung du miền Bắc.

Mắc ca là cây lấy quả nên bà con cần sử dụng những cây ghép của các giống đã được công nhận, có nguồn gốc xuất xứ để trồng vườn quả, không trồng cây từ hạt (cây thực sinh) hoặc cây không rõ nguồn gốc vì những cây không qua tuyển chọn lâu ra quả, cho quả ít, quả bé và không đồng đều nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế.

Cây ghép phải đảm bảo chất lượng, có chiều cao từ 60cm trở lên, cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh, lá xanh, vết ghép phải liền và cành ghép phát triển tốt.

Nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép phải sử dụng loại cành ghép để ¼ lá của các dòng đã được công nhận trồng trong các vườn cây đầu dòng và đường kính cành ghép phải tương xứng với gốc ghép cây 12 tháng tuổi. Vị trí ghép trên gốc ghép không quá cao, từ 20 - 25cm, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của chồi ghép.

Môi trường chăm sóc sau ghép thích hợp nhất là phủ nylon trắng và không tưới trong thời gian 40 ngày. Thời vụ ghép thích hợp là tháng 1-3 và tháng 9 - 12.

Phương thức gây trồng: Mắc ca có thể trồng thuần loài hoặc trồng xen cây nông nghiệp. Ở Tây Nguyên có thể trồng xen cây cà phê cho kết quả rất tốt vì trong quá trình chăm sóc cà phê, mắc ca cũng được chăm sóc. Trong vườn quả mắc ca nhất thiết phải trồng tối thiểu từ 2-3 dòng để tăng khả năng đậu quả.

Trong 1 năm sau khi trồng phải thường xuyên kiểm tra cắt bỏ các chồi gốc cạnh tranh với cành ghép, cắt bỏ dây ghép để cây phát triển và trồng giặm cây bị chết. Lưu ý bà con việc lựa chọn giống có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng là yếu tố quyết định.

Kỹ thuật trồng: Vườn quả mắc ca phải trồng thâm canh, mật độ trung bình 224 cây/ha (7x6m). Hố trồng phải rộng, sâu tối thiểu 80cm. Trước khi trồng phải bón lót phân chuồng 50kg/hố hoặc phân vi sinh 10kg/hố và phân lân 0,5 - 1kg/hố.

Phân bón lót phải trộn đều với đất trong hố trước khi trồng. Hàng năm phải bón thêm phân NPK và phân hữu cơ. Lượng phân bón bổ sung là 200g đạm (bón tháng 9-10), 1.000g lân (bón vào tháng 11-12) và 200-400g kali (vào tháng 2-3). Cây cần được cắt tỉa tạo tán tròn đều, duy trì tưới nước vào mùa khô để quả phát triển.

Viện Nghiên cứu giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật để phát triển cây mắc ca.

   Hạt mắc ca có hàm lượng acid không bão hòa cao, là thực phẩm lý tưởng cho người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và mỡ máu. Nhân hạt mắc ca có thể ăn sống, làm nhân bánh kẹo cao cấp, thực phẩm chức năng... 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 130


Hôm nayHôm nay : 26767

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 890791

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72573500