08:21 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Bí quyết" thâm canh tỏi tây đạt năng suất cao

Thứ hai - 15/09/2014 20:53
Trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách (8-10 cm x 8-10 cm/cây). Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm chặt ngắn để hạn chế cỏ dại và chống nóng...
Năm nay nhuận 2 tháng 9 âm lịch nên thời tiết đầu vụ trồng tỏi tây sẽ có nhiều đợt nắng mưa xen kẽ kéo dài và nền nhiệt độ thường cao nên không thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển (tỏi tây phát triển thích hợp ở ngưỡng nhiệt 20 - 25 độ C).

Vì vậy, nông dân khi thâm canh cây trồng này có thể lùi thời vụ hoặc sử dụng các phương pháp chống nóng cho tỏi như trồng tỏi tây trong nhà lưới, nhà màn hoặc che lưới đen để giảm nắng. Nếu xây dựng nhà lưới thì nên có khung chắc chắn, chiều cao 3,8 - 4,2 m, kích thước mắt lưới (1-1,5 mm x 1-1,5 mm) để đảm bảo thông thoáng.

Chăm sóc tỏi tây ở Hải Dương

Chuẩn bị giống, làm đất, gieo hạt, trồng cây: Tỏi tây được gieo trồng bằng hạt, lượng giống cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) cần 100 - 120 gr. Trong trường hợp thiếu giống, các nhánh mọc từ gốc cũng có thể sử dụng để trồng.

Giai đoạn hạt nảy mầm, tỏi tây cần nhiệt độ thấp (15 - 17 độ C). Vì vậy, nếu gặp nhiệt độ cao khi ngâm ủ giống thì cần xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách: Hạt giống ngâm trong nước 3 - 4 h sau đó vớt ra để ráo, bọc vào miếng vải ẩm để trong tủ lạnh. Hàng ngày đưa hạt ra nhúng lại nước sau đó tiếp tục đưa vào xử lý. Thời gian này thường kéo dài 4 - 5 ngày. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Đất làm vườn ươm cần được bổ sung thêm trấu mục, phân chuồng hoai để tăng độ tơi xốp, cây con phát triển thuận lợi. Lượng hạt giống gieo là 2 gr/m2. Gieo xong cần phủ một lớp rơm chặt nhỏ 4 - 5 cm để che phủ hạt. Khi cây mọc, cần có mái che, bảo vệ cho cây con khi gặp thời tiết bất lợi và bổ sung các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây. Cây giống trong vườn ươm từ 25 - 30 ngày, cây có 2 - 3 lá là đưa ra trồng được.

Trong thời gian cây tỏi ở vườn ươm nên nhổ cỏ dại bằng tay, không dùng thuốc trừ cỏ phun lên luống tỏi giống sẽ làm cây con bị ảnh hưởng.

Trước khi nhổ cây từ vườn ươm ra trồng khoảng 1 tuần cần có biện pháp huấn luyện cho cây con như hạn chế tưới nước, phun phân kali trắng + vi lượng giúp cây được cứng cáp và ít bị thất thoát sau trồng. Trước khi trồng cần cắt 1 phần lá và rễ cây con, nhúng rễ cây con vào dung dịch nấm đối kháng Trichodecma đã pha để hạn chế bệnh hại và kích thích bộ rễ phát triển.

Tỏi tây ưa đất giàu mùn. Đất trồng được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại xử lý nấm bệnh bằng nấm đối kháng Trichodecma hoặc thuốc gốc đồng, vôi tả. Lên luống rộng khoảng 1 - 1,2 m, cao 25 - 30 cm, rãnh rộng 30 cm.

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ từ 4 - 5 tạ phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế + 7,5 - 8 kg urê + 18 - 20 kg supe lân + 7,5 - 8 kg kaliclorua hoặc phân NPK tương đương thay thế.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân 1/4 urê, 1/4 kali. Đảo đều phân vào đất để rễ cây tránh tiếp xúc vào phân khi mới trồng.

Trồng cây vào buổi chiều mát và trồng theo khoảng cách (8-10 cm x 8-10 cm/cây). Sau khi trồng cần phủ trấu hoặc rơm chặt ngắn để hạn chế cỏ dại và chống nóng, duy trì tưới dưỡng ẩm cho cây nhanh hồi phục.

Lượng phân còn lại chia làm 3 lần bón vào các thời kì 15, 30, 45 ngày sau trồng kết hợp với bón hoặc phun phân bón trung vi lượng để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Tưới nước và chăm sóc: Đất trồng tỏi tây cần đủ ẩm thường xuyên (75 - 80%). Giai đoạn mới trồng dùng bình ô doa tưới đều cả luống. Khi cây phát triển tốt nên áp dụng biện pháp tưới tràn hoặc tưới theo rãnh luống. Tháo hết nước đọng rãnh sau khi tưới hoặc sau mưa.

Trong giai đoạn cây còn nhỏ, độ che phủ đất thấp, cỏ dại phát triển mạnh nên cần chú ý làm cỏ, xới phá váng kết hợp với bón thúc cho tỏi phát triển thuận lợi.

Phòng trừ sâu bệnh: Cần thực hiện nghiêm ngặt phòng trừ tổng hợp IPM. Tỏi tây thường ít bị sâu hại. Tỏi chính vụ hay bị bệnh sương mai, cháy đầu lá vì vậy, cần sử dụng thuốc phun phòng như Zineb 80WP, Boocdo 1% và thuốc trị như Rovral 50WP, Aliette 80WP, Nativo 750WG...

Trong những ngày có sương muối, nông dân cần bảo vệ tỏi bằng cách tưới nước rửa sương kết hợp rắc tro bếp hay phun thuốc phòng bệnh để giảm thiểu lượng cây bị bệnh trong ruộng.

Tỏi sau trồng 70 - 80 ngày là có thể thu hoạch. Cây thu về loại bỏ lá già, lá bệnh, rửa sạch, đóng gói rồi đem tiêu thụ hoặc bảo quản trong kho lạnh.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 308


Hôm nayHôm nay : 58730

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1316211

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74363182