14:55 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biện pháp phòng trừ bệnh cháy bìa lá ở cải bắp

Chủ nhật - 31/08/2014 03:49
Hỏi: Cải bắp trồng được 1 tháng bị khô lá, cháy lá rồi chết, cả su hào cũng bị, gia đình đã phun thán thư được 1 ngày. Hỏi cách khắc phục?
 

 


 KG Đỗ Ngọc Trang, Xuân Sơn-Thọ Xuân - Thanh Hóa. ĐT: 01682414054

 


Trả lời:


Theo anh/chị mô tả thì cải bắp của gia đình bị bệnh cháy bìa lá (có nơi gọi là bệnh cháy lá bắp cải).


Bệnh cháy bìa lá bắp cải gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Campestris, được coi là bệnh quan trọng nhất và phá hoại nhất của cây họ thập tự, lây nhiễm tất cả các giống bắp cải và các loại họ thập tự như su hào, súp lơ, cải xanh, củ cải…


Cải bắp có thể nhiễm bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ sống. Các triệu chứng đặc trưng là vết bệnh có hình chữ V mũi nhọn hướng vào gân chính của lá, gây hoại tử kéo dài từ mép lá và làm đen các mô mạch dẫn truyền.


Bệnh phát triển mạnh ở vùng có khí hậu ấm và ẩm ướt, lan truyền nhanh chóng trên đồng ruộng.


Các cây thuộc họ thập tự, bao gồm bắp cải, su hào, súp lơ, cải xanh, cải xoăn, củ cải…đều bị nhiễm bệnh này.


Bệnh có thể lây nhiễm thông qua hạt giống nhiễm bệnh, vườn ươm cây con, vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương do côn trùng, qua rễ cây và cả những lỗ khí khổng trên lá. Bệnh có thể lây lan phân tán nhờ nước mưa hoặc nước tưới.


Vi khuẩn gây bệnh có thể sống sót trong các tàn dư cây trồng trong đất cho đến 2 năm, nhưng không quá 6 tuần trong đất. Phạm vi nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn phát triển là từ 25°C đến 30°C. Vi khuẩn ngừng hoạt động ở nhiệt độ dưới 10°C.


Biện pháp phòng trừ:


- Sử dụng hạt giống hoặc cây con sạch bệnh;


- Xử lý hạt giống bằng nước nóng 50°C trong 20 phút, hoặc hóa chất điều trị với sodium hypochlorite, hydrogen peroxide… (theo hướng dẫn sử dụng);


- Kiểm soát côn trùng, các loại sâu hại để giảm bệnh phát sinh;


- Luân canh cây trồng với các cây trồng khác không thuộc họ thập tự (2-3 năm);


- Dọn sạch các tàn dư cây trồng họ thập tự sau khi thu hoạch;


- Bón phân cân đối, hợp lý, tăng cường bón kali là biện pháp kiểm soát bệnh cháy bìa lá.


Khi cây bị nhiễm bệnh có thể sử dụng thuốc Kasuran 47WP pha 50 gam thuốc cho bình 16 lít, phun ướt đều trên mặt lá vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun khi trời nắng to hoặc có mưa.


Ngoài ra có thể sử dụng thuốc Kasumin 2L pha 30-40 ml thuốc cho 1bình 8-10 lít nước. Phun phòng (hoặc tưới gốc) 1 đến 2 lần ở thời kỳ cây con hoặc 3-4 lần ở thời kỳ cây trước khi bệnh xuất hiện, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

Nguồn khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 314

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 311


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1333139

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74380110