13:55 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Biện pháp hạn chế hao hụt lươn khi mới thả giống

Thứ sáu - 11/10/2013 05:50
Hiện nay, nghề nuôi lươn đang cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là vào mùa nước lũ về có nguồn lươn giống dồi dào. Tuy nhiên, theo nhiều nông dân thì ở giai đoạn đầu thả giống, lươn bị hao hụt nhiều do con giống hiện nay chủ yếu dựa vào tự nhiên. Dưới đây là một số biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hao hụt lươn ở giai đoạn đầu thả giống:

Chọn giống: Nên chọn con giống có màu vàng sẫm, vì loại này có sức sống và tăng trưởng tốt; những con màu đen hoặc xám tro nuôi chậm lớn.

Cỡ giống thả tốt nhất từ 40 - 60 con/kg. Giống quá nhỏ, khó chăm sóc, dễ chết, thời gian nuôi kéo dài. Giống lớn thì khi mua, bà con nên lưu ý nguồn giống, vì cỡ giống lớn lươn hay bị chết sau khoảng một tháng nuôi do bị giãn cột sống lúc bị đánh bắt bằng thuốc hoặc điện.

Thuần dưỡng: Trước khi thả vào bể thuần dưỡng phải tắm lươn. Pha thuốc tắm: 200g muối/10 lít nước hòa tan tắm từ 20- 30 kg lươn giống, thời gian tắm là 1 phút rồi cho lươn vào bể dưỡng.

Bể dưỡng có thể là bể nylon hay bể lót bạt, mật độ dưỡng từ 4-6 kg/m2, chiều sâu nước từ 0,1 - 0,2m. Trong bể dưỡng đặt giá thể như: lục bình, rau muống, rau dừa, dây nylon… Thời gian dưỡng từ 5 - 10 ngày tùy theo nguồn giống. Khi không còn thấy lươn yếu, lươn chết và lươn bơi lội nhanh nhẹn thì có thể thả vào bể nuôi. 

Lưu ý: Trong suốt thời gian thuần dưỡng, không được cho lươn ăn và phải thay nước ít nhất 2 lần/ngày; đồng thời phải loại bỏ ngay những con chết, con yếu.

Vận chuyển: Nên dùng vật dụng trơn láng để chứa lươn và cho thêm một ít nước, giá thể như rau dừa, lục bình, dây nylon để che mát và tạo chỗ trú ẩn cho lươn. Chiều cao lớp lươn vận chuyển không quá 20cm, nếu quá cao lớp lươn phía dưới bị đè và khó tiếp xúc được với oxy để hô hấp, lươn bị mất nhớt. Không nên vận chuyển lươn trong những vật dụng kín, bề mặt tiếp xúc nhỏ, lươn khó tiếp xúc với oxy để hô hấp.

Giai đoạn đầu thả giống, lươn thường bị sốc môi trường biểu hiện là lươn xáo trộn trong bể, quấn vào nhau, tiết nhiều nhớt, ngoi đầu lên thở. Những con bị nặng, đầu sưng phồng lên, xuất huyết và chết. Để phòng bệnh này nên tắm lươn trước khi dưỡng như nêu trên.

 

Theo Ấp Bắc Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 333


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1065803

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71293118