11:15 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Các giải pháp kỹ thuật chăm sóc lúa đẻ nhánh tập trung, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu

Thứ tư - 23/01/2013 20:44
Hiện nay bà con nông dân đang tập trung cấy lúa trà Xuân trung, chăm sóc mạ và chuẩn bị xuống cấy trà Xuân muộn. Như vậy còn 10 - 15 ngày đối với xuân trung, hơn 1 tháng đối với xuân muộn lúa sẽ bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Để giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung và tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhằm đạt năng suất cao nhất thì ngay từ đầu vụ cần tập trung làm tốt một số việc sau đây:

Thứ nhất về chế độ phân bón: Tất cả các trà lúa phải được bón thúc sớm, tập trung với liều lượng và cách bón theo quy trình từng giống. Không bón phân nhiều lần, đặc biệt là bón đạm muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai, sinh ra nhiều nhánh vô hiệu. Sau khi cấy khoảng 10-15 ngày bắt đầu bón thúc đẻ nhánh với lượng bón 50% lượng đạm + 30% lượng kali của quy trình theo giống (kết hợp với làm cỏ, sục bùn). Có thể bón đạm dạng phân tổng hợp NPK thông dụng sẽ có nhiều cái lợi: do mỗi thành phần dinh dưỡng N, P, K được bao bọc bởi các chất phụ gia nên quá trình hòa tan chậm, dinh dưỡng được giải phóng từ từ nên hiệu suất sử dụng phân cao (tới 70-80%), thời gian sử dụng phân kéo dài (35-40 ngày sau bón), lúa ít bị lốp đổ.
Những chân ruộng chua phèn, đất xấu thường bị bệnh nghẹt rễ hoặc vàng lá, cần giữ đảm bảo nước và bón thêm phân hữu cơ hoai mục 100-150 kg hoặc phân vi sinh tổng hợp 15-20 kg và 10-15 kg Super lân/sào kết hợp làm cỏ sục bùn và thay nước sau khi lúa có rễ trắng và ra lá mới tiến hành bón thúc đạm và kali. Những ngày mưa lớn, rét (nhiệt độ dưới 160C) hoặc khi cây đang bị bệnh không nên bón phân, đặc biệt là phân đạm. Kết hợp bón phân, làm cỏ và tỉa dặm kịp thời đảm bảo đủ số dảnh/khóm, số khóm/m2.
          Thức hai là về điều tiết nước: Áp dụng các biện pháp tưới tiêu hợp lý, khoa học để điều tiết mức nước trong ruộng hợp lý theo từng giai đoạn vừa tiết kiệm nước, vừa giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung. Đây là giải pháp tưới tiết kiệm nước, có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, theo dự báo năm 2013 ở tỉnh ta nước tưới cho sản xuất nông nghiệp năm 2013 sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều tiết mực nước hợp lý trên các chân ruộng: với chân ruộng trũng tháo bớt nước, những chân ruộng cao đảm bảo mực nước thường xuyên 3-5 cm để thuận lợi cho chăm sóc và tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tập trung đạt dảnh hữu hiệu cao. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh tháo cạn nước chỉ để 3-5cm kết hợp bón phân thúc lần 1 và xới xáo sục bùn. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu cho nước ngập 7-10 cm để khống chế lúa đẻ nhánh lai rai.
          Thứ ba là về phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, phát hiện và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời cho cây lúa, nhất là trong thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng.
 
Thanh Duyên
Theo sonongnghiephatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tập trung

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 362

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 358


Hôm nayHôm nay : 51454

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1057156

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72739865