20:26 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở lợn con

Thứ tư - 10/04/2013 23:00
Bệnh tiêu chảy cấp luôn là nỗi kinh hoàng đối với các trại nái. Loại virus gây ra bệnh này có tên là corona. Có 2 chủng virus gây ra bệnh gồm:

- PED 1: Gây bệnh ở lợn con.

- PED 2: Gây bệnh ở các lứa tuổi lợn.

Mầm bệnh có nhiều trong phân, ruột non. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống. Khi lợn mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Kém bú, nôn ra sữa (lợn tiêu chảy nặng). Lợn gầy, thích nằm trồng lên nhau, đặc biệt thích nằm trên bụng mẹ.

 

Đối với lợn dưới 1 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%. Khi lợn con trên 7 ngày tuổi mắc bệnh, người chăn nuôi nên cho lợn bị bệnh uống kháng sinh Colistin hoặc Amoxicillin. Có thể tiêm Apramicin phòng kế phát. Kế tiếp đó là trợ sức, bù nước cho lợn bị bệnh bằng gluco 5%, điện giải… Đối với các trại chưa xảy ra dịch, bà con chăn nuôi có thể phòng dịch bằng cách: Vệ sinh chuồng trại, phun sát trùng đúng định kỳ. Sát trùng phương tiện vận chuyển, có khu nuôi lợn cách ly. Công nhân hoặc người chăm nuôi lợn nên hạn chế tiếp xúc với lợn ngoài trại.

Ngoài các chi tiết nêu trên, cán bộ kỹ thuật Công ty VIC cho biết thêm cách phòng bệnh cho đàn lợn khoẻ khi có dịch xảy ra nhằm truyền kháng thể từ lợn mẹ sang lợn con qua sữa. Người chăn nuôi lợn có thể tiến hành cách làm theo cách sau để gây miễn dịch cho đàn lợn nái trong trại: Lấy một bộ ruột lợn con bị PED xay nhuyễn. Sau đó pha vào 200 ml dung dịch muối sinh lý 0,85%, để trong môi trường từ 2-8 độ C. Dùng Amoxicillin-Colistin 10%, liều 300 ppm với tỷ lệ 0,6g/200ml nước sinh lý). Tất cả trộn đều và cho 20 nái ăn (không dùng cho nái mang thai trên 14 tuần ăn).

Người chăn nuôi lợn nên lưu ý một số chi tiết đó là: Sau khi cho nái ăn, phải bị tiêu chảy nhẹ mới đạt. Còn trường hợp sau khi nái ăn chưa bị tiêu chảy phải cho ăn thêm với liều tăng dần đến khi bị tiêu chảy. Khi cho nái ăn chế phẩm ruột phải tiêm kháng sinh phòng kế phát. Nái sẽ có miễn dịch sau khi có biểu hiện tiêu chảy 2 - 3 tuần.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 340


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 870380

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64856324