01:41 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần đề phòng bão mạnh và không đúng quy luật trong mùa mưa bão năm nay

Thứ sáu - 25/04/2014 11:36
(Tinmoitruong.vn) - Theo nhận định của ông Hoàng Đức Cường, quyền Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đầu năm 2014 bão và áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện sớm ở Biển Đông.
Cần đề phòng bão mạnh và không đúng quy luật trong mùa mưa bão năm nay- Ảnh: IE

Cần đề phòng bão mạnh và không đúng quy luật trong mùa mưa bão năm nay- Ảnh: IE

Vì vậy trong mùa mưa, bão, lũ năm nay, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có những diễn biến phức tạp. Cần chủ động đề phòng bão mạnh có hướng di chuyển phức tạp, mưa lớn trong thời đoạn ngắn gây lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các tỉnh miền núi thuộc Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên. Tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại các cửa sông ở các tỉnh ven biển Trung, Nam Trung Bộ có khả năng kéo dài đến cuối tháng 8/2014.

 

Năm 2014 số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông có khả năng ở mức xấp xỉ so với giá trị trung bình nhiều năm (khoảng 10 – 12 cơn), ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 4-5 cơn, thấp hơn một ít so với trung bình nhiều năm (khoảng 5-6 cơn). Hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2014 tiềm ẩn yếu tố bất thường. Đặc biệt là đề phòng những cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và không theo quy luật khí hậu; hoặc bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng dồn dập trong thời đoạn ngắn. 

Từ tháng 5 đến tháng 10/2014, nền nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm, đặc biệt ở các tỉnh phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ; số đợt nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ có thể tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 7, ở Trung Bộ còn có thể kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. 

Tại Bắc Bộ, mùa mưa có khả năng đến muộn hơn bình thường, tổng lượng mưa các tháng đầu và cuối mùa (từ tháng 5-6 và tháng 9-10/2014) có khả năng ở mức xấp xỉ dưới so với trung bình nhiều năm, các tháng giữa mùa (tháng 7-8/2014) ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm. Các đợt mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ tập trung vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 8/2014. 

Lượng mưa trong tháng 5 đến tháng 7 và tháng 10/2014 ở các tỉnh ven biển Trung Bộ, có khả năng phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với giá trị trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Riêng lượng mưa trong các tháng 8-9/2014 ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm. 

Lượng mưa ở khu vực Trung Bộ, đặc biệt là ở các tỉnh từ Nghệ An đến Bắc Bình Thuận trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8/2014 là thời kỳ mùa khô, lượng mưa được dự báo ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Do vậy tình trạng thiếu nước, khô hạn tại khu vực này đến khoảng cuối tháng 8 mới dần được cải thiện. 

Với các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên, lượng mưa tháng 5-6 và tháng 10 phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với giá trị trung bình nhiều năm; từ tháng 7 đến tháng 9 ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mùa mưa ở Tây Nguyên , Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận có khả năng đến muộn hơn so với bình thường (tức khoảng nửa cuối tháng 5/2014). Trong tháng 5 có thể xuất hiện mưa chuyển mùa nhưng diện mưa chưa rộng và không đồng đều nên tình trạng thiếu mưa và khô hạn cục bộ tại Tây Nguyên, Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận có khả năng kéo dài đến nửa cuối tháng 5 mới dần được cải thiện. 

Ông Hoàng Đức Cường dự báo: Lũ tiểu mãn trên các sông Bắc Bộ có khả năng xuất hiện muộn và nhỏ hơn so với trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ năm 2014 trên các sông Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đúng với quy luậtchung (tháng 8), có khả năng nhỏ hơn đỉnh lũ năm 2013. Trên các sông chính thượng lưu hệ thống sông Hồng, sông Hoàng Long và thượng lưu sông Thái Bình có khả năng ở mức báo động 2 – báo động 3; hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội ở mức dưới báo động 1; hạ lưu sông Thái Bình ở mức báo động 1- báo động 2. Một số sông suối nhỏ, ở miền núi phía Bắc cần đề phòng đỉnh lũ có nơi vượt mức báo động 3. 

Còn Trung Bộ và Tây Nguyên từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên tiếp tục giảm dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 20-50%, có nơi thấp hơn 60%; riêng trên sông Đăkbla tại Kon Tum ở mức xấp xỉ và cao hơn một ít. Trong thời gian này, ở các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên có khả năng xảy ra khô hạn và thiếu nước cục bộ, đặc biệt là ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, trên nhiều sông ở Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn với đỉnh lũ thấp hơn trung bình nhiều năm. 

Từ tháng 6 đến đầu tháng 9/2014, dòng chảy trên các sông từ Nghệ An đến Ninh Thuận tiếp tục giảm dần và có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 30-50%; ở hạ lưu một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhấp trong chuỗi số liệu quan trắc. Cần đề phòng xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ sẽ mở rộng ra nhiều tỉnh ở ven biển Trung Bộ, song tình trạng khô hạn không nghiêm trọng như năm 2013, 

Mùa lũ năm 2014 trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên xuất hiện đúng quy luật hằng năm. Đỉnh lũ năm 2014 trên hầu hết các sông đều thấp hơn đỉnh lũ năm 2013. Các sông ở Bắc Trung Bộ ở mức báo động 1- báo động 2, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 2- báo động 3, có nơi cao hơn báo động 3 và ở mức xấp xỉ và cao hơn so với đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Đỉnh lũ cao nhất năm 2014 trên các sông chính ở Thanh Hóa, Bình Thuận xảy ra vào tháng 8-9/2014; trên các sông Nghệ An đến Quảng Bình và Tây Nguyên vào tháng 9-10/2014; các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận vào tháng 10-11/2014. Ngoài ra cần đề phòng lũ lớn, lũ quét có thể xảy ra trên một số sông suối nhỏ. 

Tại Nam Bộ, dòng chảy ở hạ lưu sông Mê Kông tiếp tục giảm chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,1-0,2m, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều, có xu thế giảm dần và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,3m. Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5, cần chủ động đối phó với tình trạng khô hạn thiếu nước cục bộ ở khu vực miền Đông, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông Nam Bộ. 

Trong năm 2014, trên sông Cửu Long ít có khả năng xuất hiện lũ sớm. Đỉnh lũ năm trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu tại Châu Đốc có khả năng ở mức báo động 2-báo động 3, xảy ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, xấp xỉ năm 2013 và ở mức trung bình nhiều năm.

 
Thanh Tuấn- TTXVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 246

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 33149

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1166295

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60174618