22:21 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấp bách chống rét cho lúa đông xuân

Thứ ba - 10/01/2012 03:12
Lúc bà con nông dân xuống giống cho những trà lúa quan trọng nhất của vụ đông xuân thì cũng là thời điểm thời tiết bước vào giai đoạn khắc nghiệt nhất trong mùa đông. Rét đậm, rét hại kéo theo những cơn mưa dầm giá buốt liên tục kéo dài khiến cho công tác cứu rét cho lúa xuân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn tỉnh đã bắc 1.547,6 ha mạ và gieo thẳng 13.592 ha trà lúa xuân sớm và xuân trung (tương đương với 34.000 ha, chiếm 63% diện tích sản xuất đông xuân) với các loại giống chủ đạo: IR1820, P290, Xi23, NX30, P6.

Cấp bách chống rét cho lúa đông xuân
Nhiều diện tích mạ đã bị rét làm hư hỏng nặng nề

Đến thời điểm này, mạ trà xuân sớm biến động từ 2,5 - 3,5 lá, sớm nhất là tại Nghi Xuân 4,5 - 5 lá; xuân trung 1,5 – 2 lá. Tuy nhiên, quá nửa thời gian kể từ ngày xuống giống vụ đông xuân là kiểu thời tiết mưa phùn, thiếu ánh sáng bao trùm khắp các địa phương. Kèm theo đó là những đợt không khí lạnh tăng cường khiến nền nhiệt độ xuống thấp, có lúc dưới 13oC, đạt ngưỡng rét hại. Điều kiện canh tác xấu đã khiến 897,5 ha mạ và hơn 2.700 ha lúa gieo thẳng bị ảnh hưởng do rét, trong đó có gần 100 ha mạ và 752 ha lúa bị chết.

Trong số hai trà mạ thì trà xuân trung với giống chủ đạo là nhóm X chịu rét kém đang có những biểu hiện xấu như: trắng lá, rễ phát triển kém. Trừ một số địa phương có truyền thống canh tác tập trung vào trà xuân muộn như Đức Thọ, Hương Sơn, còn lại hầu hết các địa phương đều bị ảnh hưởng khá nặng nề trong những đợt rét đầu mùa, nhất là các vùng mạ không được che chắn ni lông như: Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà…

Thiệt hại lớn nhất do những cơn rét đầu mùa đưa lại là huyện Cẩm Xuyên, 935 ha lúa, trong đó có đến 400 ha bị chết lại là các trà lúa gieo thẳng (phần đa là giống lúa IR 1820 thuộc trà xuân sớm). Bà Nguyễn Thị Thi, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) cho hay: “Tôi đã gieo đi gieo lại hai lần rồi, giống chưa kịp bén đất đã chết đen cả. Vẫn biết thời tiết rét buốt thế này sẽ khó mà giữ lúa nhưng lỡ ngâm giống rồi thì đành phải gieo giữa thời tiết xấu thôi. Để trống đồng ruộng tiếc lắm chị ạ!”.

Cấp bách chống rét cho lúa đông xuân
Tuân thủ kỹ thuật làm đất là yếu tố quyết định thắng lợi cho vụ đông xuân

Không riêng gì lúa gieo thẳng, màu trắng ợt yếu ớt cũng bao trùm lên nhiều diện tích mạ của các địa phương, thậm chí nhiều nơi cây còn không thể vươn lớn, cứ quắt queo, đen nhẻm.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Năm nay, tiết tiểu hàn và đại hàn nằm trọn trong thời điểm quan trọng nhất của vụ sản xuất đông xuân, cấy trà xuân sớm, xuân trung và bắc mạ xuân muộn. Trong điều kiện thời tiết này, bên cạnh phương án dự phòng, các địa phương cần chỉ đạo bà con xuống đồng chăm sóc, cứu rét cho diện tích mạ đã bắc. Tiến hành bón tro bếp, phân chuồng hoai mục và điều tiết mực nước hợp lý vào chân ruộng để giữ ấm; tuyệt đối không bón thúc đạm cho mạ khi nhiệt độ dưới 150C. Đồng thời, bà con nên che phủ mạ bằng ni lông để giữ kín gió, đặc biệt với trà xuân muộn”. Điều đáng quan tâm là dường như người dân vẫn còn khá tùy tiện trong canh tác khi cho rằng sản xuất gần với may rủi, trong đó sự liều lĩnh là phương án tối ưu để “thắng trời”!

Gặp một số người dân ở xã Thạch Tân (Thạch Hà) xuống đồng gieo lúa vào những ngày rét hại đầu tiên, không cần quan tâm điều kiện thời tiết, không một phương pháp kỹ thuật làm đất, bà con “vô tư” vãi hạt giống xuống mặt ruộng vừa có lúa chết. Theo giải thích của người dân địa phương thì cứ thả giống, được đám nào hay đám nấy, lúc nào lúa phát triển cao thì tỉa dặm sau.

Theo ước tính ban đầu, toàn tỉnh có khoảng 2200- 2500 ha cần bổ sung giống lúa ngắn ngày, tương đương với 220 tấn giống. Trao đổi với ông Phan Văn Nhàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà được biết, do đặc tính thấp trũng của vùng nên người dân địa phương chủ yếu gieo cấy trà xuân sớm. Do vậy, đợt rét vừa qua có trên 200 ha lúa gieo thẳng và mạ (trong số 2882 ha lúa đông xuân) bị chết rét. Trước tình hình đó, huyện đã phân công cán bộ xuống đồng cùng bà con chống rét cho mạ, hướng dẫn nông dân các phương án kỹ thuật để giữ ấm cho ruộng nhà. Đồng thời, chuẩn bị phương án hỗ trợ và huy động nguồn giống dự trữ trong nhân dân để phòng khi xảy ra trường hợp xấu nhất. Bên cạnh nguồn hỗ trợ 7 tấn giống xuân muộn của tỉnh, huyện đã huy động được 12 tấn giống dự phòng. Tuy nhiên, nếu giá rét còn kéo dài, khả năng Lộc Hà còn thiếu khoảng 41 tấn giống để đảm bảo cho bà con canh tác hết diện tích.

Các đợt rét tập trung vào tháng 1 này là một thách thức lớn cho sản xuất lúa đông xuân trên toàn tỉnh. Chủ động phòng, chống rét cho cây trồng được xem là một trong những phương án tối ưu để giành thắng lợi toàn diện trong vụ sản xuất chính này. Hơn lúc nào hết, cần sự vào cuộc của các cấp và ngành chuyên môn, đặc biệt là sự đồng thuận cao của bà con nông dân để nông nghiệp tỉnh nhà tiếp tục làm nên những kỳ tích.

Theo Báo Hà Tĩnh Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 582102

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70809417