03:53 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây trái bán Tết: Săn lùng bưởi to đùng, tắc khổng lồ hình chó

Thứ năm - 01/02/2018 04:57
Cây trái chưng Tết Mậu Tuất 2018 từ cây tắc khổng lồ tạo hình con chó, trái bưởi thúng to đùng nặng tới 8kg có giá 1 triệu đồng/trái...đều đang hút hàng, được nhiều người săn lùng.

Cặp chó khổng lồ từ tắc kiểng

Những ngày này, tại vườn của nghệ nhân Út Vị (Nguyễn Văn Vị), 58 tuổi, xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nhiều người tham gia tạo dáng cho những cây tắc kiểng.

 cay trai ban tet: san lung buoi to dung, tac khong lo hinh cho hinh anh 1

Nhân công đang tạo hình tắc kiểng con chó tại nhà ông Nguyễn Văn Vị

Trong khi ông Út Vị dùng những que sắt uốn, hàn khung sắt để tạo hình ban đầu cho sản phẩm, 2-3 người thợ mang những cây tắc nhỏ bỏ vào chậu đính khung sẵn rồi dùng kẽm buộc chặt thân cây sai quả vào khung. Sau khi lắp đều cây vào khung, thợ tiếp tục trang trí phần mặt cho linh vật bằng dây kim tuyến, giấy màu,... Ông Út cho biết, gắn bó với nghề tạo hình linh vật từ cây tắc kiểng hơn 10 năm nay.

Hơn 10 năm nay, hầu như tất cả linh vật đều được nghệ nhân Út Vị tạo tác từ cây kiểng, loại lớn nhất cao trên 2m. Theo ông, con gà và con khỉ là khó nhất vì hình thể có nhiều chi tiết phức tạp, làm không khéo sẽ không ra hình.

“Hồi trước, tôi chỉ trồng hoa kiểng, đâu có biết hàn, tiện, tạo hình gì! Thấy người ta làm nên tự mày mò làm theo” - ông Út chia sẻ.

Cách vườn của ông Út Vị không xa, nghệ nhân Lê Văn Tý cũng đang hối hả tạo hình hơn 10 cặp chó, rồng đủ loại, kích cỡ. Theo ông Tý, để chuẩn bị cho việc tạo hình, từ đầu tháng 3 âm lịch, nhà vườn phải lo chiết nhánh tắc rồi nuôi trái sao cho đến tháng 10, cây sinh trưởng tốt nhất. Nếu gặp mưa trái mùa, nông dân còn phải biết cách xử lý bằng thuốc để hạn chế cây bị rụng trái. Từ khi hàn khung, tạo hình đến lúc hoàn thành sản phẩm mất khoảng 4 ngày công.

“Năm nay, do nhiều mối quen đặt hàng nên tôi làm khoảng 20 cặp chó, cặp lớn cao khoảng 1m, giá từ 7-12 triệu đồng, cặp nhỏ 2 triệu đồng. Mấy năm nay, người chơi từ TP.HCM và Hà Nội cũng đến đặt hàng” - ông Tý cho biết thêm.

Bình quân mỗi năm, mùa tết, mỗi hộ tạo hình linh vật từ cây tắc kiểng thu nhập hơn 100 triệu đồng. Những chậu tắc kiểng tạo hình có thể chưng qua tết khoảng 1-2 tháng mới rụng hết trái.

Bưởi thúng to đùng giá 1 triệu đồng/trái

Tại xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, ông Ngô Văn Tám (64 tuổi) nổi tiếng từ nhiều năm nay vì sở hữu vườn bưởi thúng to đùng bán tết, mỗi trái nặng từ 5-8kg. Ông chia sẻ, gia đình ông có hơn 1.000m2 đất trồng bưởi da xanh và dừa. Do thời điểm có quá nhiều hộ trồng nên bưởi da xanh giảm giá liên tục, nhiều năm liền, gia đình ông lâm vào cảnh thua lỗ.

 cay trai ban tet: san lung buoi to dung, tac khong lo hinh cho hinh anh 2

Ông Ngô Văn Tám bên những trái bưởi thúng to đùng, nặng từ 8-10kg/trái.

Cách đây 10 năm, ông Tám đến nhà người quen chơi, thấy giống bưởi trái to, nặng 7-8kg/trái rất lạ mắt nên mua một nhánh về trồng thử. 3 năm sau, cây bắt đầu cho trái, ông tiếp tục chiết nhánh cây mẹ để nhân giống trong vườn. Tại các cuộc triển lãm, giống bưởi “khổng lồ” của ông Tám được nhiều nông dân thích thú đặt mua cây giống. “Bưởi này không có tên nhưng dân địa phương gọi là bưởi thúng vì nó to như cái thúng” - ông lý giải.

Nông dân chọn trên cây những trái to, khỏe, giữ lại khoảng 7-10 trái/cây để nuôi trái đạt đúng kích cỡ và giúp cây bớt mất sức. Vào mùa mưa, bão, những gốc bưởi chục triệu này sẽ được người dân dùng cây chằng chống, buộc dây cuống trái vào cành để không bị rụng. Khi còn khoảng 1 tuần đến Tết Nguyên đán, bưởi sẽ chín vàng tươi, ruột đỏ và có vị chua hơn bưởi thường nên chỉ thích hợp để chưng mâm ngũ quả.

“Hiện tại, vườn nhà tôi có trên 20 gốc bưởi thúng, mỗi mùa tết cung cấp ra thị trường Tết hơn 100 trái, trái lớn nhất nặng 8-10kg, nhỏ nhất khoảng 5kg” - ông Tám thông tin. 3 năm trở lại đây, nhận thấy sự đặc biệt của giống bưởi thúng vườn nhà ông Tám, một công ty tại TP.HCM bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 1 triệu đồng/trái. Mỗi mùa tết, gia đình ông thu nhập khoảng 100 triệu đồng từ bưởi thúng./.

Hiện tại, do rất khó trồng nên ở TP.Mỹ Tho chỉ có 3 hộ trồng thành công giống bưởi thúng này. Để bưởi chín đúng vào vụ tết, từ tháng 4 âm lịch, nông dân phải dùng bạt phủ quanh gốc cây để ngăn nước mưa và không tưới nước. Đến tháng 5, bỏ bạt phủ, tưới nước nhiều, bón các loại phân hữu cơ, rửa cành, nhánh; một tháng sau, cây sẽ ra hoa, trái-ông Ngô Văn Tám.
Theo Nguyệt Nhi-Thường Sơn (Báo Long An)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 303

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 301


Hôm nayHôm nay : 37238

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 300801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73347772