20:02 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây trồng vụ xuân đối mặt với hạn hán và sâu bệnh

Thứ năm - 05/03/2015 03:00
Theo các nhà chuyên môn, vụ xuân 2015 được đánh giá là vụ xuân ấm với nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm từ 1 - 20C. Do vậy, nhiều khả năng cây trồng sẽ phải đối mặt với sâu bệnh và hạn hán. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh về vấn đề này.


- Thưa ông, xin ông cho biết tình hình sâu bệnh trên cây trồng hiện nay?

Vào thời điểm này, các loại cây trồng chính của vụ xuân bắt đầu bước vào thời kỳ sinh trưởng. Tuy nhiên, thời gian qua, diễn biến thời tiết khá thuận lợi đối với sinh trưởng của các loại cây trồng, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại tích lũy số lượng và phát sinh gây hại. Đặc biệt, đối với cây lúa, theo điều tra của chúng tôi thì có không dưới 7 loài sâu bệnh tấn công, trong đó: chuột có tỷ lệ gây hại trung bình 3-6%, phân bố ở TX Hồng Lĩnh, Lộc Hà (diện tích 32 ha); ốc bươu vàng 3-7%; bọ trĩ 3-5%, nơi cao 7-10%, (diện tích 55 ha, phân bố chủ yếu ở TX Hồng Lĩnh, Vũ Quang, Thạch Hà, Hương Sơn); bệnh đạo ôn: tỷ lệ trung bình 3-5%, nơi cao 7-10%; bệnh do tuyến trùng rễ, dòi đục nõn…

 

Cây trồng vụ xuân đối mặt với hạn hán và sâu bệnh

Chủ động phòng trừ sâu bệnh sẽ giảm thiệt hại về năng suất, chất lượng các loại cây trồng

 

Trong số này, lo ngại nhất vẫn là đạo ôn, đã phát hiện một số diện tích tại Thạch Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, tập trung gây hại trên nhóm giống trà xuân trung như: Xi23, NX30. Dù mức độ gây hại chỉ mang tính cục bộ, tỷ lệ đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, từ thời điểm này trở đi, bà con nông dân tiến hành bón thúc đợt 1, cây lúa bước vào thời kỳ phát triển mạnh về thân lá và thời tiết âm u, sương mù nhiều là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, phát triển mạnh.

- Vụ xuân 2015 được cho là vụ xuân ấm do tác động của hiện tượng El nino. Ông đánh giá gì về điều này?

Có thể khẳng định, Hà Tĩnh đang trải qua một vụ xuân ấm. Theo phân tích thì nhiệt độ trung bình trong vụ xuân 2015 cao hơn trung bình nhiều năm từ 1-20C. Trong khi đó, các đợt rét từ đầu mùa đến nay cũng giảm cả về tần suất lẫn cường độ. Hiện nay, nhiệt độ trung bình trong ngày dao động từ 23-290C và đang có xu hướng tăng; độ ẩm không khí cao (85-90%). Hạn hán và sâu bệnh chính là thách thức đối với cây trồng trong vụ xuân năm nay.

Hiện nay, mực nước ở các hồ đập xuống thấp, khả năng thiếu nước vào cuối vụ xuân và đầu vụ hè thu ở một số địa phương rất cao. Trong khi đó, nền nhiệt cao tạo điều kiện cho côn trùng đẩy nhanh vòng đời, cộng với nguồn thức ăn sẵn hơn, ký chủ tốt hơn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và bùng phát trên diện rộng.

- Ở thời điểm nào thì sâu bệnh gây hại lớn nhất, thưa ông?

Từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ, làm đòng trở đi sẽ là thời điểm “căng” nhất về sâu bệnh. Lúc này, các đối tượng đã có quá trình tích lũy số lượng, khi thức ăn trên đồng ruộng lớn thì chúng sẽ đồng loạt tấn công. Vụ xuân 2015, các đối tượng được dự báo gây hại rộng nhất là chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá. Nếu dịch xảy ra vào giai đoạn này thì khả năng năng suất sẽ giảm.

- Vậy giải pháp kỹ thuật nào cho vụ xuân?

Trước hết, phải tăng cường công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo kịp thời; khoanh vùng để tiêu diệt sớm, không để lây lan, phát sinh thành dịch. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp bà con nông dân nhận thức rõ diễn biến hạn hán và sâu bệnh, từ đó, nâng cao ý thức chủ động đối phó. Đồng thời, hướng dẫn, chỉ đạo bà con chăm sóc các loại cây trồng đúng quy trình kỹ thuật; tiết kiệm tối đa nguồn nước tưới.

Đặc biệt, không nên bón thừa đạm trong khi diễn biến sâu bệnh đang phức tạp; không tùy tiện dùng thuốc từ đầu vụ để bảo vệ thiên địch, đồng thời, tránh tình trạng “nhờn thuốc” đối với sâu bệnh. Khi có dịch xảy ra, nhất thiết phải khoanh vùng, xử lý dứt điểm để tránh mầm bệnh lây lan trên diện rộng.

- Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 510


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1346562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74393533