08:42 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chưa tận dụng nguồn nguyên liệu trồng nấm: Việt Nam lãng phí hàng tỷ USD

Chủ nhật - 28/07/2013 23:11
Hàn Quốc phải nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam về trồng nấm, tạo doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, trong khi VN sẵn có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu quý, chỉ cần sử dụng 10 - 15% nguồn nguyên liệu từ phế phẩm nông nghiệp sẽ sản xuất được 1 triệu tấn nấm, doanh thu trên 1 tỷ USD.

 

Trồng nấm rơm ở ĐBSCL

 

Tiềm năng lớn

TS. Nguyễn Như Hiến, Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết, nấm ăn và nấm dược liệu đang có nhu cầu lớn vì rất tốt cho sức khỏe, nhất là khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường… Nắm được nhu cầu này, Hàn Quốc đã đầu tư cho nghề trồng nấm, chỉ riêng năm 2008, nước này xuất khẩu nấm đến 80 quốc gia, trị giá 8 tỷ USD, trong khi họ không đủ nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu từ Việt Nam và các nước. Các loại nấm Hàn Quốc sản xuất, VN hoàn toàn trồng được như nấm hương, nấm đùi gà, nấm sò, nấm linh chi… Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho ngành nấm xuất khẩu vì thị trường tiêu thụ nấm ngày càng mở rộng, các nước tiêu thụ lớn là Đức (300 triệu USD/năm), Mỹ (200 triệu USD/năm), Pháp (140 triệu USD/năm)…

Việt Nam có khí hậu đa dạng (lạnh, mát, nóng ẩm) thích hợp phát triển nhiều loại nấm quanh năm, đặc biệt nguồn nguyên liệu sản xuất nấm rất dồi dào (rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân lõi bắp, khoai mì, thân gỗ, lục bình…) với khoảng 40 triệu tấn/năm, tức không cần tốn ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu. Nếu đưa vào trồng nấm 10 - 15% phế phẩm này, sẽ sản xuất 1 triệu tấn nấm/năm và thu về hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. VN đã làm chủ được công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (nấm linh chi, vân chi, hầu thủ, thượng hoàng…). Thế nhưng ngành nấm VN còn quá yếu, sản lượng khoảng 250.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 25 - 30 triệu USD. Các loại nấm được trồng nhiều là mộc nhĩ (nấm mèo) 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000 tấn, nấm mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác (vân chi, hầu thủ, kim châm, ngọc châm…) khoảng 700 tấn.

Giá nấm trên thị trường thế giới khá tốt, riêng nấm rơm VN xuất khẩu tăng từ 1.299 USD/tấn (năm 2009) lên 2.000 USD/tấn hiện nay. Giá nấm rơm tại các tỉnh ĐBSCL thương lái thu mua với giá 35.000 đồng/kg (đạt chuẩn) và 24.000 đồng/kg (không đạt chuẩn). Với mức giá này, nông dân trồng nấm rơm lãi 50%. Trung bình 1 công đất (1.000 m2) trồng nấm rơm thu được 1 tấn nấm. Có nhiều công ty đầu tư nhà máy thu mua, chế biến nấm xuất khẩu (nấm muối, nấm hộp, sấy khô), thậm chí cho nhân viên xuống nông dân hướng dẫn thu hái, bảo quản.

Phát triển chưa xứng

Theo ông Lê Hồng Vinh, phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học (Viện di truyền nông nghiệp) cho biết, mục tiêu đến năm 2020, VN sản xuất khoảng 1 triệu tấn nấm các loại, trong đó xuất khẩu 50%, góp phần giải quyết 1 triệu việc làm từ nghề trồng nấm, nhất là lao động nông thôn. Theo ông Vinh, thị trường tiêu thụ nấm trong và ngoài nước tăng cao do giá trị dinh dưỡng và khả năng trở thành thực phẩm chức năng của nấm. Hiện thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm của VN ra nước ngoài rất lớn, chưa đáp ứng đủ. Nếu chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm (nấm mỡ, nấm rơm) xuất khẩu thì sẽ thu về trên 1 tỷ USD/năm, lại không phụ thuộc nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài như ngành sản xuất khác.

Dù ngành nấm được Chính phủ đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia (QĐ 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012), thế nhưng ngành sản xuất nấm trong nước vẫn còn lạc hậu, bấp bênh. PGS.TS. Phạm Thành Hổ (Trường ĐH khoa học tự nhiên TP.HCM) cho biết, xét về quy mô mở rộng và sản lượng nấm trồng, VN đứng đầu các nước Đông Nam Á. Chúng ta có nhiều nghiên cứu cho ngành nấm, tuy nhiên, chưa phát triển theo mong muốn vì còn nhiều hạn chế như thiếu đầu tư, chỉ đạo từ cấp trung ương tới địa phương đến người trồng nấm, thiếu hội trồng nấm hỗ trợ nông dân cũng như chính sách phát triển ngành nấm. Chất lượng meo nấm chưa kiểm soát và kém chất lượng, người trồng dễ gặp rủi ro. Các loại nấm có giá trị cao, tiềm năng xuất khẩu lớn (nấm hương, nấm hầu thủ…) chưa triển khai rộng. Chế biến sau thu hoạch hạn chế, nhất là tinh chế thành dược liệu tạo giá trị gia tăng. Các nghiên cứu khoa học về nấm chưa đủ mạnh để VN trở thành nước sản xuất, xuất khẩu nấm hàng đầu dù tiềm năng rất lớn.

Là nước có nhiều thuận lợi phát triển nấm ăn, nhưng nghịch lý là VN phải nhập một số loại nấm ăn từ Trung Quốc bán cho người tiêu dùng và nhập nấm dược liệu với giá đắt từ Hàn Quốc, Nhật. Vấn đề là tổ chức sản xuất, hình thành hệ thống từ cung cấp nguồn giống chất lượng, ứng dụng kỹ thuật, lập vùng sản xuất và điều tiết sản lượng phù hợp cung cầu thị trường. Theo ông Lê Hồng Vinh, cần khắc phục sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thủ công như hiện nay. Nông dân sản xuất chưa gắn kết tiêu thụ, chế biến, sản xuất theo phong trào nên dễ biến động giá cả khi thiếu và thừa. Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là đa dạng sản phảm từ ăn tươi, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh.

Cần máy thu rơm ngoài đồng: Hiện thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp ảnh hưởng đến việc thu rơm ngoài đồng. Vì vậy nhiều nông dân đề xuất nghiên cứu máy thu rơm sau khi máy gặt đập làm việc hoặc thiết kế máy gặt đập có nâng rơi rơm cao hơn, sử dụng loại bao lớn hứng rơm và gom rơm lại không để rơi vãi trên ruộng rất khó thu.

Theo vietlinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nguyên liệu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 384


Hôm nayHôm nay : 71883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1044051

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71271366