04:37 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ blockchain trong nông nghiệp: Nâng cao tăng trưởng

Thứ sáu - 15/03/2019 07:54
Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể khả năng của doanh nghiệp và cá nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, ứng dụng blockchain trong nông nghiệp còn rất mới. Hiện, công nghệ cùng với tích tụ đất đai, tuổi thọ chính sách và liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông vẫn là 4 nút thắt căn bản trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

003.jpg
Công nghệ blockchain giúp minh bạch thông tin về sản phẩm liệu có thể thay thế cho tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Lệ Hằng

Trồng xoài blockchain

“Liên tục gần 1 tháng qua, xoài cứ ra là hết - ra là hết - xoài không đủ cung cấp cho các đại lý, HTX chúng tôi rất xin lỗi vì nhiều khi phải nhường xoài luân phiên mới đủ đơn”, HTX Xoài Mỹ Xương chia sẻ mới đây trên Fanpage. Sau khi ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng blockchain, những trái xoài Cát Chu của Đồng Tháp trồng không xuể để bán.

500 trái xoài trồng ứng dựng công nghệ blockchain của HTX Mỹ Xương - HTX có tên tuổi tại Đồng Tháp với sản phẩm xoài Cát Chu lần đầu được trình làng tại Vietnam Blockchain Summit 2018 tổ chức hồi tháng 6/2018.

Nhờ công nghệ blockchain ứng dụng trong việc truy xuất nguồn gốc, khi cầm trên tay quả xoài của HTX Mỹ Xương có gắn QR Code, người tiêu dùng có thể biết được quá trình sản xuất, phân phối, cách sử dụng của sản phẩm, thậm chí quả xoài đang chua ngọt thế nào, khi nào ăn thì vừa vị...

Theo thông tin mới đây từ ông Đỗ Văn Long, Chủ tịch, Giám đốc văn phòng Infinity Blockchain Labs - đơn vị hỗ trợ công nghệ blockchain cho trái xoài Mỹ Xương, tại hội thảo “Quản trị dữ liệu - Thách thức vượt tầm công nghiệp 4.0” diễn ra mới đây: Tới thời điểm hiện nay, HTX Mỹ Xương gần như không còn xoài để bán. Những sản phẩm sản xuất ra đều được thu mua khá tốt vì họ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ từ việc vận chuyển đến bảo quản trái xoài tới đâu .

“Cách chúng tôi làm là minh bạch dữ liệu trên blockchain, tất cả các khâu trái xoài đi qua đều được lưu trữ và đưa lên hệ thống, được sự đồng thuận của các thành phần tham gia trong chuỗi, từ HTX sản xuất đến người tham gia vận chuyển, phân phối, điểm bán hàng tới người dùng cuối”, ông Long nói.

Năng suất tăng thêm 25%, lượng nước tưới tiêu giảm 35%

Mimosa Technology (Mimosatek), một startup hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chính xác từ cuối năm 2014, có nhiều ý tưởng bắt nguồn từ việc quan sát cách người nông dân vận hành trang trại của họ.

Ông Nguyễn Khắc Minh Trí, Giám đốc điều hành Mimosatek, cho biết, việc sử dụng quá nhiều tài nguyên từ nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu cho đến cách quản lý, cho ăn trong ngành thủy sản của người nông dân, đa số dựa vào kinh nghiệm nhiều hơn là dựa vào nhu cầu thực tế của cây trồng - vật nuôi.

Dẫn lại báo cáo phát triển Việt Nam của World Bank (Ngân hàng Thế giới), ông Trí cho biết, tốc độ tăng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) trong ngành nông nghiệp của Việt Nam đã và đang trong xu thế giảm kể từ năm 2000. Hiểu nôm na, TFP là chỉ số tính toán những cái có được so với những chi phí bỏ vào. Trên thế giới, TFP đang tăng, tức là nông dân thế giới “bỏ vào” ít nhưng thu được nhiều.

Chỉ tính riêng vấn đề nước tưới, khi Mimosatek đến gặp các nông hộ, nông dân hay các công ty vận hành về tưới tiêu trong nông nghiệp, chỉ một câu hỏi rất cụ thể là: “Ngày hôm nay, trong vụ mùa này, trong điều kiện như vậy, tưới khoảng bao nhiêu nước cho cây là phù hợp?”, nhưng họ không nhận được một câu trả lời chính xác nào trong khi nước tưới là một vấn đề cơ bản và rất quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Làm thí nghiệm trên 1ha cây cà chua, trong khi nông nghiệp truyền thống chỉ dựa vào kinh nghiệm mà đưa ra cách tưới tiêu 3 ngày/lần, mỗi lần 30 phút, thì khi áp dụng công nghệ, gắn cảm biến độ ẩm đất, đồng thời quan trắc quá trình bốc hơi của cây trồng, phần mềm đã tự tính toán quá trình cân bằng xem hàng ngày tưới bao nhiêu. Kết quả: Lượng nước tưới tiêu áp dụng công nghệ tiết kiệm hơn 35% so với phương pháp truyền thống, trong khi năng suất cây trồng tăng 25%.

Theo một thống kê của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), TFP chiếm trung bình khoảng 40% tăng trưởng các năm gần đây của nông nghiệp Việt Nam, trong khi Thái Lan là 83%, Trung Quốc 86% và Malaysia  92%.

Lan tỏa đến ngành nông nghiệp

Blockchain là giải pháp ứng dụng mới trong giới công nghệ không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình sản xuất, giải bài toán truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vì thế, ứng dụng này đang lan tỏa rất nhanh.

công-nghệ-blockchain.jpg
Công nghệ blockchain.

Nếu như cách thức phổ biến hiện nay để xác nhận nguồn gốc của nông sản, thực phẩm vẫn đang theo kiểu “nhà nhập khẩu/người mua cho chuyên gia “cắm chốt” ở nước xuất khẩu hoặc tại nơi sản xuất để giám sát chất lượng sản phẩm, dán tem chứng nhận; hoặc bên mua lập đủ kiểu cơ chế kiểm tra, thanh tra thực địa sản xuất”, thì những năm gần đây, blockchain đã được sử dụng để xây dựng nên những ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm hết sức “lợi hại” - như cách thức mà các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp và một số nhà bán lẻ Việt Nam đang làm tại chương trình truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm hiện nay.

“Blockchain đang giúp cắt ngắn chuỗi cung ứng nhưng vẫn có thể cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và nhanh chóng nhất cho các bên tham gia vào hệ sinh thái, đặc biệt là các cơ quan chức năng”, TS. Đào Hà Trung, “cha đẻ” của ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm TE-Food, chia sẻ.

Theo ông Từ Minh Thiện, Phó trưởng ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, ứng dụng công nghệ blockchain truy xuất nguồn gốc sản phẩm có lợi cho cả người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Với người tiêu dùng, khi sử dụng sản phẩm thông qua truy xuất biết được sản phẩm sản xuất từ đâu, lúc nào, trang trại nào, sản xuất theo phương thức nào…

Với doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ blockchain vào sản xuất có thể kiểm soát được toàn bộ chuỗi sản xuất, khâu nào đang hợp lý, khâu nào có thể tiết kiệm. Từ đó, doanh nghiệp sắp xếp lại chuỗi sản xuất hợp lý hơn và lợi nhuận trong chuỗi sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, ứng dụng blockchain cũng xem như giải pháp xây dựng thương hiệu. Bởi một khi sản phẩm của Việt Nam minh bạch về nguồn gốc, sẽ tăng giá trị nông sản trên thị trường quốc tế.

Cần sớm có khung pháp lý

Ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lina Network, nhấn mạnh: Công nghệ blockchain có thể được sử dụng để mang lại kết quả tích cực và vai trò quản lý nhà nước rất quan trọng. Vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành khung hành lang pháp lý cho công nghệ blockchain. Bởi một công nghệ thể hiện sự minh bạch cần có pháp luật bảo vệ.

Theo TS. Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc tiếp cận và khai thác công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là các công nghệ có tính đột phá như blockchain có vai trò hết sức quan trọng dù là một công việc không dễ dàng.

Hiện, các cơ quan chức năng đang xúc tiến nghiên cứu chính sách cho blockchain với chủ trương là mỗi mô hình blockchain khác nhau sẽ có những yêu cầu và các vấn đề cần cân nhắc khác nhau. Trong đó, những yếu tố có tính pháp lý sẽ được quan tâm gồm: môi trường kết nối doanh nghiệp không qua bên thứ 3, nguyên tắc kiểm soát tính tin cậy, cách thức xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan, hiệu năng của hệ thống…

“Những người xây dựng chính sách cho blockchain của Việt Nam đang rất cần lắng nghe ý kiến đóng góp từ các chuyên gia lẫn giới kinh doanh trong và ngoài nước để công nghệ blockchain được áp dụng phù hợp với phúc lợi và sự thịnh vượng chung của xã hội”, ông Đào Đình Khả nói.

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối, được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Thông tin trên Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của các nút trong hệ thống.

Trong lĩnh vực bán lẻ hay nông nghiệp, blockchain sẽ phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn gốc để biết rõ các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu, sản xuất từ đâu.

Theo Dương Thanh/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 25219

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1225676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72908385