08:21 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dồn sức chăm sóc cây trồng hè thu

Chủ nhật - 07/07/2013 19:51
Vụ sản xuất hè thu đã đi gần nửa chặng đường, trong khi phần lớn diện tích lúa và cây trồng cạn sinh trưởng, phát triển tốt thì vẫn có những vùng vẫn chưa vượt qua khó khăn...

 

Phải nói rằng, thời tiết đầu vụ sản xuất hè thu năm nay khá thuận lợi. Đúng vào lúc thời tiết nắng nóng lên cực điểm, đồng ruộng bắt đầu có hiện tượng khô nẻ thiếu nước thì đợt mưa lớn xuất hiện có tác dụng “giải khát”, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tỉa dặm và hấp thu nguồn dinh dưỡng sau quá trình bón thúc, vun xới tốt hơn. Đến thời điểm này, trà lúa chạy lụt đã bắt đầu bước vào giai đoạn đứng cái, làm đòng; còn trà đại trà khác đang ở cuối giai đoạn đẻ nhánh, đầu đứng cái; đậu hè thu bắt đầu phân cành.

Dồn sức chăm sóc cây trồng hè thu

Nhân dân xã Sơn Quang (Hương Sơn) chăm sóc đậu hè thu. Ảnh: Đậu Bình

Không được may mắn nằm trong nhóm đại đa số, bà con nông dân Lộc Hà đang rầu rĩ với sản xuất hè thu. Mới đầu vụ bà con còn ngóng cổ chờ nước thì chỉ trong 2 ngày mưa, cả đồng đất thành biển nước. Gần 600 ha lúa, 400 ha đậu, vừng vừa mới gieo trỉa mất trắng vì bị ngâm cả tuần lễ trong nước úng. Số diện tích này tập trung nhiều nhất lại là những vùng khó khăn nhất của huyện: Tân Lộc, Thịnh Lộc, Bình Lộc, An Lộc. Do đó, chuyện vực lại sản xuất vốn đã chẳng dễ dàng nay lại càng trăm bề “bó cái khôn”.

Một cán bộ Phòng NN&PTNT Lộc Hà cho biết: “Hiện nay, kênh Hồng Tân là hệ thống tiêu úng duy nhất của vùng này, khi mưa lớn, nước tập trung về nhiều nên không thể tiêu chảy kịp, gây ứ đọng. Thứ thì bỏ hoang vì không có nước đầu vụ, số lại bị hư hỏng do mưa, người nông dân đành bỏ cuộc vì thời vụ đã hết”. Cực chẳng đã, lúa, lạc xuân mất giá, sản xuất hè thu lại chẳng có lối thoát, người dân Lộc Hà đang điêu đứng đối mặt với những khó khăn chồng chất.

Vùng núi Vũ Quang, vụ hè thu 2013 có kế hoạch sản xuất 380 ha lúa, 1.050 ha vừng. Dù diện tích không lớn song con số này cũng đã là sự cố gắng lớn của bà con vùng núi này. Để thích ứng với điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, huyện Vũ Quang chủ trương chuyển đổi gần 40 ha đất lúa không chủ động nước thuộc các xã: Ân Phú, Đức Lĩnh, Sơn Thọ sang trồng vừng. Chưa kịp hi vọng vào sự chuyển hướng để khai thác hết tiềm năng của vùng thì toàn bộ diện tích này bị ngâm nhão trong nước mưa nhiều ngày, không có khả năng phục hồi. Được biết, bà con nông dân tiếp tục gieo trỉa vừng, tăng diện tích theo kế hoạch. Tuy nhiên, để thực hiện được không phải là dễ vì khung thời vụ không còn nhiều, trong khi đây lại là một trong những tâm điểm mưa, bão vào cuối vụ. Bên cạnh đó, hiện nay một số diện tích lúa hè thu đã có hiện tượng bị thiếu nước.

Dồn sức chăm sóc cây trồng hè thu

Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa hè thu tại xã Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên) phát triển tốt. Ảnh: Hương Thành

Cũng theo cập nhật của ngành chuyên môn, hiện nay, đồng ruộng đã xuất hiện một số loại dịch hại truyền thống như: cào cào với mật độ trung bình 3-5 con/m2, nơi cao 7-10 con/m2, cục bộ 15-20 con/m2 chủ yếu tuổi 3, 4, 5; rầy lưng trắng, rầy nâu: trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 15-20 con/m2, cục bộ 300-400 con/m2 chủ yếu rầy tuổi 2, 3 (Đức Thọ, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TX Hồng Lĩnh, Vũ Quang) và sâu cuốn lá nhỏ phân bố trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, cục bộ 15 - 20 con/m2, chủ yếu sâu tuổi 4, 5.

Ông Nguyễn Trí Hà - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Cây trồng vụ hè thu đang sinh trưởng tốt và phát triển theo đúng kế hoạch. Năm nay cũng được đánh giá là năm có tỷ lệ sâu bệnh thấp hơn so với cùng kỳ. Dẫu vậy, cũng không thể chủ quan vì từ thời điểm này trở đi sâu bệnh sẽ phát sinh gây hại mạnh mẽ, đe dọa đến năng suất cây trồng. Do vậy, bà con cần giữ nước thường xuyên trong chân ruộng; theo dõi sát quá trình sinh trưởng các loại sâu bệnh để chủ động các biện pháp phòng trừ. Trong đó, chú ý sâu cuốn lá nhỏ lứa tiếp theo (dự kiến vào khoảng 15/7 trở đi) trùng vào giai đoạn lúa đứng cái và chuột ở những vùng bán sơn địa, gần gò đồi”.

Chỉ vẻn vẹn hơn 90 ngày nhưng vụ hè thu luôn được xem là vụ sản xuất nhiều biến cố. Vì vậy, tập trung chăm sóc cây trồng, nêu cao ý thức cảnh giác, chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết và các loại dịch hại với cây trồng không bao giờ là quá sớm, nhằm bảo vệ an toàn mùa màng cho bà con nông dân.

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 460

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 459


Hôm nayHôm nay : 49256

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 802797

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64788741