05:40 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gần 1.000 ha lúa hè thu tại Hà Tĩnh bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại

Thứ ba - 30/07/2013 03:18
Ông Nguyễn Tống Phong, Trưởng phòng kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: tính đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có gần 1.000 ha lúa hè thu bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ.

 
Đáng chú ý, trong số này có 90 ha lúa hè thu đã bị nhiễm nặng, với mật độ sâu cuốn lá nhỏ 40 con/m2, cá biệt có nơi 200 con/m2. Huyện Cẩm Xuyên là địa phương có diện tích bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhiều nhất với 600 ha, tiếp đến là Thạch Hà 300 ha, Kỳ Anh 30 ha… 

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh có công điện số 17/ CĐ - UBND, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa bằng biện pháp như: tổ chức kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện thời điểm sâu non nở để tổ chức phòng trừ; tiến hành cắm vè những diện tích sâu non đã rộ và xử lý bằng biện pháp hóa học; phun trừ kịp thời sâu non, chỉ phun thuốc ở những diện tích có mật độ sâu có thể gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa. 

Với diễn biến thời tiết thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh và gây hại nặng vào thời điểm lúa hè thu làm đòng, trổ bông, nếu không được tổ chức phòng trừ quyết liệt, kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bộ lá, làm giảm năng suất lúa. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh cũng khuyến cáo, trong thời gian này, nông dân tuyệt đối không sử dụng các biện pháp thủ công phá tổ sâu sẽ ảnh hưởng đến bộ lá đòng; chú ý cung cấp đủ nước cho lúa làm đòng, trổ bông và nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh. Ngoài việc, phòng trừ bệnh sâu cuốn lá nhỏ, các địa phương cần thường xuyên theo dõi các loại bệnh khác như bệnh khô vằn, sâu đục thân, rầy nâu… để phòng trừ kịp thời./. 

Phan Quân
Theo tamnhin.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 325


Hôm nayHôm nay : 60055

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1032223

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71259538