10:55 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp cho cây lúa vùng đất phèn

Thứ hai - 14/08/2017 22:27
Trong canh tác nông nghiệp nhiều người quan tâm đến tính chất đất canh tác, trong đó nói nhiều đến tính chua phèn của đất, sự suy thoái đất làm cho đất trở nên chua hơn và đặc tính này được thể hiện bằng chỉ số pH đất.

Giới hạn pH đất quá thấp (pH <4.5) - đất rất chua, pH đất phổ biến (4.5< pH <5.5) - đất chua và pH đất thích hợp cây trồng sinh trưởng mạnh (5.5).

08-54-35_nh_-_khong_top-green_xu_ly_tot_dt_phen_cho_vung_dt_lu
Khoáng Top-Green xử lý tốt đất phèn ở vùng trồng lúa tại ĐBSCL

Việc đất có pH quá thấp gây ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây hấp thu dinh dưỡng khó khăn hơn, nấm bệnh trong đất nhiều hơn dẫn đến gia tăng chi phí sản xuất, thiệt hại về năng suất cây trồng.

Nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, bám đất bám vườn phát triển kinh tế nông nghiệp, luôn gặp phải tình trạng cây trồng sinh trưởng kém, sâu bệnh tấn công, chi phí phân bón ngày một tăng. Năng suất phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết dù đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác khác nhau và việc tìm ra giải pháp hiệu quả để canh tác trên vùng đất nhiễm phèn và đất ngày càng chua hóa chưa thật sự thành công.

Để tăng hiệu quả cải tạo đất chua, ngăn chặn ngộ độc rễ, bà con đang áp dụng biện pháp dưới đây nhưng kết quả chưa đạt hiệu quả cao: Lúa còn gặp hiện tượng chết mầm, chết mạ sau khi sạ, mất nhiều công gieo sạ lại và cấy dặm, một số còn gặp hiện tượng xì phèn cuối vụ làm vàng lá chân, gây ảnh hưởng đến giai đoạn trổ chín. Một số biện pháp thông thường bà con đang áp dụng như sau:

Thứ 1: Bón vôi

Vôi không chỉ đơn thuần là phân bón cung cấp dưỡng chất canxi cho cây trồng mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: Vôi ngăn chặn sự suy thoái của đất. Vôi khử được tác hại của mặn làm ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất và vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ và thuốc diệt cỏ.

Vôi giàu nguyên tố ion Ca2+ có tính kiềm khi vào đất sẽ kết hợp trung hòa với ion H+ của keo đất hoặc gốc R–COOH trong chất hữu cơ mang tính axit giúp tăng pH đất và gia tăng hiệu quả phân hữu cơ. Bên cạnh đó, Ca2+ còn phản ứng kết tủa với ion Al3+, Fe3+ và Mn2+ giúp giải độc nhôm, sắt, mangan trong đất phèn.

Tuy nhiên, không phải vôi nào cũng cho kết quả như ý muốn. Bột đá vôi (CaCO3) được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi, loại này tác dụng chậm, thường từ 2 - 6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá.

Vôi nung (CaO) được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900 - 1.000oC, loại này tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước.

Vôi tôi (Ca(OH)2) được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150oC) và bốc hơi. Dạng vôi này tác dụng cũng khá nhanh, nhưng do sinh nhiệt mạnh cũng gây ảnh hưởng đến rễ non và người sử dụng.

Vôi thạch cao (CaSO4) là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh nhưng không nên sử dụng ở đất có phèn. Đó là lý do bà con vẫn bón lót vôi đầu vụ nhưng lúa sạ vẫn bị chết mầm, lên không đều và xì phèn vào cuối vụ, chưa kể sử dụng rất bất tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe...

Thứ 2: Bón lân

Khi bón lân vào đất, gốc lân hòa tan H2PO4 sau khi bón sẽ kết hợp với ion Fe3+ (sắt), Al3+ (nhôm) tạo thành hợp chất hydroxyphosphate kết tủa để cố định 2 ion này, nên các ion sắt và nhôm tự do không hoạt động do phải kìm giữ lân vào keo đất dẫn đến không gây hại cho bộ rễ non dễ mẫm cảm, dễ bị ngộ độc bởi 2 ion này và chất lân cũng trở nên không hữu dụng đối với cây trồng.

Bà con nghĩ rằng lân nó làm hạ phèn, thực ra phân lân không trực tiếp giảm độ chua, nhưng cố định được các ion Fe và Al trong phèn, qua đó pH sẽ được nâng lên và không còn gây ngộ độc cho cây.

Giải pháp mới

Để khắc phục các nhược điểm đó, sản phẩm khoáng cải tạo đất dạng nước Top-Greengiúp pH của Cty Sitto Việt Nam giúp tăng nhanh, đạt yêu cầu trong 1 - 2 tuần và ổn định lâu dài suốt cả vụ. Cây lúa không gặp tác hại từ đất phèn gây ra, tăng sinh trưởng hơn so với phương pháp truyền thống. Hiệu quả đã được kiểm chứng trong thời gian qua tại Thái Lan và Việt Nam.

Lợi ích hữu hiệu của khoáng Top-Green có thể dùng xử lý trước hoặc sau khi làm đất; trước sạ hoặc sau sạ từ 1 - 10 ngày. Là khoáng dạng nước, với độ mịn 0.5 micro (rất nhỏ) nên dễ dàng thấm sâu và tác động nhanh, làm trung hòa axit trong đất giúp pH tăng nhanh, kìm giữ tác nhân gây ngộ độc rễ, giảm tác hại do mặn và ngộ độc nhôm, sắt trong đất chua phèn.

Theo: Th.S Lê Minh Quốc/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193


Hôm nayHôm nay : 33781

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 261370

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73308341