16:43 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp cho vùng đất nhiễm mặn

Thứ sáu - 21/06/2013 05:05
Nuôi tôm càng xanh trên đất ngập mặn đang được coi là "cứu cánh" phù hợp điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Giải pháp tốt

Mô hình nuôi tôm càng xanh bắt đầu được ưa chuộng tại một số tỉnh như Đồng Tháp, Trà Vinh… trên diện tích đất bị nhiễm mặn và đang dần đi vào ổn định, trở thành đối tượng nuôi chính.

Ông Lê Vũ Phương, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đánh giá: Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh dễ hơn nuôi tôm sú, việc cải tạo và xử lý ao nuôi thực hiện như trong nuôi tôm sú thâm canh. Huyện xác định tôm càng xanh là loài nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Bởi giá tôm thương phẩm ở mức cao và thị trường tiêu thụ ổn định, thuận lợi cho phát triển cả về quy mô và diện tích ở 3 khu vực: đồng láng, đồng đon và khu ruộng lúa.

Thu hoạch tôm càng xanh ở Bạc Liêu - Ảnh: Trần Út

Tại tỉnh Đồng Tháp, một số vùng nuôi chính được chọn nuôi tôm càng xanh như: Tam Nông, Cao Lãnh, Hồng Ngự, Tân Hồng, Lấp Vò… người nuôi tôm ở huyện Tam Nông cũng khẳng định: Việc nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi thu được kết quả khả quan, triển vọng khai thác tiềm năng mặt nước trong mùa lũ là rất lớn, đưa vòng quay của đất lên từ 2 đến 3 lần/năm, tăng độ phì nhiêu và giá trị sử dụng của đất, giảm thoái hóa đất và bảo vệ môi trường.

Hướng đến hiệu quả hơn

Tuy nhiên, tình hình nuôi tôm càng xanh tại một số tỉnh thành còn nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích luân canh, do nguồn giống một số địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu, chất lượng con giống chưa được đảm bảo. Bà con vẫn tự tìm mua con giống trôi nổi. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ của ngành thủy sản tỉnh từ việc tìm nguồn và quản lý chất lượng con giống, hướng dẫn kỹ thuật để giúp bà con mở rộng mô hình luân canh con tôm càng xanh đạt hiệu quả và bền vững hơn. Ngoài ra, nuôi tôm càng xanh còn phụ vào nguồn nước tự nhiên nên hiệu quả còn bấp bênh. Những năm có nhiều mưa, nước về nhiều thì tôm nuôi năng suất cao.

Hiện ở tỉnh Đồng Tháp, số lượng tôm càng xanh giống chỉ đáp ứng 40 - 60% nhu cầu nuôi của người dân, việc kiểm tra con giống được thực hiện chưa triệt để do lực lượng mỏng. Để mô hình nuôi đem lại hiệu quả cho người nông dân, việc đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị phải được ưu tiên chú trọng. Việc sản xuất giống cần được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn, nâng cao chất lượng cơ sở sản xuất giống, liên kết giữa người nuôi và cơ sở sản xuất giống.

>> Theo ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp: Nghề nuôi tôm càng xanh bắt đầu từ năm 2005, các vùng nuôi hiện nay đều nằm trong quy hoạch, nên cơ sở hạ tầng đầu tư cho vùng nuôi được chú trọng, đáp ứng 45% đòi hỏi về cơ sở vật chất.

Thanh Thủy (thuysanvietnam.com.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1075273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71302588