13:10 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản

Chủ nhật - 17/03/2019 23:00
Năm 2019, ngành nông nghiệp đề ra mục tiêu tăng trưởng ngành đạt hơn 3%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 43 tỷ USD; trong đó, các sản phẩm nông sản chính đạt 21 tỷ USD. Muốn vậy, toàn ngành phải có giải pháp thiết thực để tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản

Cán bộ Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 7 kiểm tra chất lượng nông sản nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn.

Để đạt mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo ba trục sản phẩm gồm nhóm chủ lực quốc gia, nhóm chủ lực cấp tỉnh, nhóm đặc sản địa phương theo mô hình “mỗi xã phường một sản phẩm”; xây dựng các chuỗi giá trị đối với sản phẩm chủ lực để mở cửa và phát triển thị trường cho phù hợp, ưu tiên chỉ đạo sản xuất tốt các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu như lâm sản, thủy sản, gạo và trái cây.

Toàn ngành tập trung cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sản xuất. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, tổ chức trong việc sản xuất, kinh doanh. Phối hợp các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, tiến tới hài hòa với quy định của các thị trường nhập khẩu khu vực và trên thế giới; tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, qua đó tạo tiền đề vững chắc cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế. Đồng thời tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao.

Cùng với việc duy trì và phát triển bền vững thị trường Trung Quốc, mở rộng xuất khẩu nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên hiệp châu Âu, Trung Đông,… Các ngành, địa phương cần lựa chọn và đưa sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, châu Phi, ASEAN... Đồng thời đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các nước mà Việt Nam đã ký FTA, tăng cường tuyên truyền và tận dụng tốt những cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, nhất là CPTPP để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản. Mặt khác tiếp tục đàm phán các hiệp định như: Hiệp định FTA Việt Nam - I-xra-en; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP; tăng cường các biện pháp tháo gỡ rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước; chủ động phối hợp, triển khai các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông sản là thế mạnh của Việt Nam ra thị trường thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nông sản của Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam, ngành nông nghiệp cần kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường. Nhất là theo dõi sát biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là diễn biến xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc để chủ động trong công tác điều hành, có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng có khả năng tận dụng cơ hội để xuất khẩu. Cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, hiện có nguy cơ leo thang trở lại.

theo TÂM THỜI/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1201854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72884563