14:10 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạn chế dịch bệnh vụ nuôi tôm mới

Thứ năm - 16/01/2014 21:28
(Thủy sản Việt Nam) - Để vụ nuôi tôm thành công, việc chuẩn bị tốt các khâu là rất quan trọng. Đặc biệt, người nuôi cần lưu ý và chuẩn bị tốt từ khâu chọn giống, thả nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

Chất lượng tôm giống

Đây là tiền đề cho thành công. Tuy nhiên, chất lượng tôm giống lại phụ thuộc chất lượng tôm bố mẹ, quy trình kỹ thuật sinh sản. Vì vậy, người nuôi tôm nên chọn mua giống ở những công ty, trại giống có uy tín, chất lượng cao.

Chuẩn bị ao nuôi

Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, nếu cải tạo và chuẩn bị ao nuôi tốt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tôm khi mới thả giống. Ao nuôi chuẩn bị tốt đồng nghĩa việc hạn chế được mầm bệnh tồn lưu trong ao, nhất là với ao nuôi nhiều vụ trong năm, không có thời gian cho ao nghỉ.

Ương tôm giống trước khi thả nuôi

Biện pháp này giúp người nuôi vượt qua được Hội chứng EMS ở tôm nuôi. Nên ương tôm giống trong bể xi măng, bể bạt 15 - 20 ngày trước khi thả nuôi trong ao đất. Hiện, phương pháp này được áp dụng cho cả tôm sú, tôm thẻ chân trắng, giúp nâng cao tỷ lệ sống, quản lý tốt hơn số lượng tôm có trong ao.

Chuẩn bị tốt các khâu cho vụ nuôi mới giúp người nuôi thành công hơn - Ảnh: PTC

Chăm sóc tốt và phòng bệnh đúng cách

Ngoài việc cho tôm ăn thức ăn đủ chất, đủ số lượng, còn cần bổ sung vitamin, chất khoáng giúp tôm tăng trưởng và tăng sức đề kháng.

Việc phòng bệnh cho tôm phải luôn được đề cao. Có thể phòng bệnh cho tôm nuôi bằng thuốc, hóa chất. Sử dụng chế phẩm sinh học (cải tạo môi trường hoặc cho ăn) cũng là cách phòng ngừa bệnh tôm hiệu quả. Tôm thường mắc bệnh hoặc phát bệnh do nhiễm khuẩn cơ hội hoặc bị stress. Vì vậy, trong quá trình nuôi cần phải theo dõi và điều chỉnh môi trường ao nuôi phù hợp, tránh bị thay đổi đột ngột.

Áp dụng khoa học, nâng cao hiệu quả

Biện pháp này giúp giảm dịch bệnh và tăng hiệu quả. Cụ thể, nuôi tôm trong nhà kính, nhà bạt, áp dụng quy trình sản xuất an toàn sinh học, VietGAP... sẽ giúp hạn chế sự bất lợi của thời tiết, môi trường trong quá trình nuôi; đồng thời giúp tạo ra sản phẩm sạch, thân thiện và bền vững.

Tuân thủ lịch thời vụ, khuyến cáo của cơ quan chức năng giúp người nuôi có thời gian để tái sản xuất tốt hơn. Người nuôi tôm cần chọn đối tượng nuôi phù hợp vốn đầu tư, trình độ quản lý nhằm đạt hiệu quả cao.

>> Với nuôi tôm nước lợ, trước đây, một số bệnh chủ yếu gây nguy hiểm và thiệt hại lớn cho người nuôi là đốm trắng, đầu vàng, MBV, hoại tử cơ quan tạo máu... Tuy nhiên, thời gian vừa qua xuất hiện thêm bệnh hoại tử gan tụy cấp (bệnh EMS/AHPNS), gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trọng Nam
theo thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 392


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1066909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71294224