11:24 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạt đậu nành khiến Tổng thống Mỹ nổi giận và cơ hội của Việt Nam

Chủ nhật - 30/09/2018 10:30
“Hạt đậu nành đã trở thành một mặt hàng đại diện cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, từ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnunchin cho tới Tổng thống Mỹ Donald Trump đều nói đến hạt đậu nành”, hãng tin Bloomberg cho biết.

Các mặt hàng mà Trung Quốc nhắm tới đều cho thấy có sự tính toán kỹ bởi các mặt hàng được sản xuất tại vùng cử tri có sự ủng hộ lớn với Tổng thống Donal Trump.

Sự tính toán khôn ngoan

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đại Phượng - chuyên gia bình luận quốc tế cho biết: “Điều khiến Mỹ tức giận là việc Trung Quốc khôn khéo lựa chọn các mặt hàng đánh vào hệ thống chính trị và tác động trực tiếp đến uy tín của Tổng thống Mỹ Donal Trump.

 hat dau nanh khien tong thong my noi gian va co hoi cua viet nam hinh anh 1

Bất đồng thương mại Mỹ-Trung: Tâm điểm là... hạt đậu nành. Ảnh: I.T

Cụ thể, Trung Quốc chọn các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành, cám thức ăn gia súc, nông nghiệp… tại vùng mà ông Donal Trump có ảnh hưởng tới cử tri nhằm gây sức ép tác động từ cử tri đối với Tổng thống Mỹ. Điều này thực sự đã khiến Tổng thống Mỹ nổi giận và quyết định áp thuế 200 tỉ USD”.

Đậu nành là mặt hàng nông nghiệp Mỹ xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc với 37,5 triệu tấn năm 2017. Thuế tăng khiến giá đậu nành và ngô của Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc tăng lên, giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này. Nông dân trồng đậu nành ở các bang Illinois, Iowa, Minesota, North Carolina... là những người chịu tác động tiêu cực nhất. Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng phát, giá đậu nành và ngô của Mỹ đã giảm khoảng 12%.

Như vậy, các mặt hàng Trung Quốc nhắm tới đều cho thấy có sự tính toán. Máy bay dân dụng và các mặt hàng nông nghiệp (chủ yếu được sản xuất ở các bang ủng hộ lớn cho Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump) là đích ngắm chính trong danh sách đánh thuế của Trung Quốc.

Bloomberg cho biết chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phân chia thế giới nông nghiệp vì nhu cầu từ Trung Quốc chuyển hướng sang các nhà xuất khẩu nông sản khác.

 hat dau nanh khien tong thong my noi gian va co hoi cua viet nam hinh anh 2

Đậu nành là mặt hàng nông nghiệp Mỹ xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc với 37,5 triệu tấn năm 2017.

Theo các chuyên gia của BVSC, nếu không nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ quay sang nhập khẩu đậu nành từ các nước Nam Mỹ, điển hình là Brazil. Giá đậu tương và ngô của Mỹ giảm là cơ hội cho các doanh nghiệp ở các nước khác phải nhập khẩu đậu nành và ngô mua được giá rẻ.

Năm 2017, Việt Nam phải nhập khẩu 1,5 tỉ USD ngô và 707 triệu USD đậu tương. Trong đó, đậu nành nhập nhiều nhất là từ Mỹ (330 triệu USD) và Argentina (250 triệu USD).

Với diễn biến mới từ giá đậu nành và giá ngô Mỹ, nhiều khả năng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chuyển hướng sang tăng nhập khẩu đậu nành và ngô từ Mỹ với giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam... có thể là đối tượng hưởng lợi.

Cơ hội cho các thị trường khác

Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương mại và đầu tư lớn của nhau. Đặc biệt, trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia lớn hiện nay thì các mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau càng trở nên phức tạp, khiến vấn đề thâm hụt thương mại Mỹ-Trung không đơn thuần chỉ là con số tuyệt đối mang tính bề nổi.

 hat dau nanh khien tong thong my noi gian va co hoi cua viet nam hinh anh 3

Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất...

Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

“Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, tiêu biểu là các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thất. Nếu để điều này xảy ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng “vạ lây” khi Mỹ tiến hành áp thuế trừng phạt”, chuyên gia của BVSC nhận định.

Theo Lan Hương (Lao Động)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 94

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 93


Hôm nayHôm nay : 49124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1162166

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72844875