18:21 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Heo, gà... có thêm thị trường Campuchia

Thứ bảy - 05/07/2014 23:10
Trong lĩnh vực chăn nuôi, nông dân đã bán được heo, gà thịt, gà giống, sang thị trường Campuchia.

Hàng năm cứ từ tháng 4 trở đi, thương lái Trung Quốc lại tổ chức mua rất nhiều heo của Việt Nam. Tuy nhiên, năm nay không biết có phải do ảnh hưởng tình hình chính trị Biển Đông mà vài tháng gần đây, thị trường này bỗng dưng… im bặt.

Thương lái thu gom heo ở Đồng Nai.

 

Ông Trần Văn Hạt, giám đốc kinh doanh lĩnh vực heo của công ty C.P, khoát tay: “Lo gì ông ơi! Trung Quốc không ăn thì Campuchia ăn”.

Ông Dũng, một thương lái chuyên nghiệp gom heo xuất sang Campuchia thì cho biết ông đang ở Đồng Nai bắt heo xuất sang Campuchia, vì theo ông, khu vực Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang nguồn heo không còn nhiều.

Tìm hiểu thêm, ngoài ông Dũng, có bốn, năm thương lái Việt Nam hàng ngày vẫn đều đặn chở hàng ngàn con heo từ các tỉnh qua tận thủ đô Phnom Penh (Campuchia) bán cho một số lò mổ ở đây.

Một nguồn tin khác còn cho hay, sau tết cổ truyền Chol Chnam Thmay hồi tháng 3, nhu cầu thịt heo ở Campuchia đang có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do trước đây, Campuchia phụ thuộc nguồn heo từ Thái Lan, nhưng vừa qua, nước này ký được hiệp định xuất khẩu sang thị trường Nhật, châu Âu nên lượng heo dành cho Campuchia hụt nghiêm trọng.

“Giá heo hơi ở Việt Nam dao động 54.500 – 55.000 đồng/kg tại trại, chở qua lò mổ ở Phnom Penh phải cộng thêm ít nhất năm giá nữa”, ông Dũng tiết lộ.

Những thương lái như ông Dũng đang chở heo sang Campchia qua các ngả Mộc Bài (Tây Ninh), Mộc Hoá (Long An) và Tịnh Biên (An Giang). Thủ tục xuất khẩu cũng hết sức đơn giản. Cơ quan thú y địa phương Việt Nam cấp giấy kiểm dịch đến cửa khẩu. Từ cửa khẩu về lò mổ Campuchia đã có đối tác lo. Thường, một thương lái ở Việt Nam có một vài mối ruột ở Campuchia.

Một bên chịu trách nhiệm gom hàng, một bên tiêu thụ. Nhưng họ phải hùn tiền làm ăn, vì theo ông Dũng, trung bình mỗi ngày gom 700 – 800 con heo thì phải có ít nhất 4 tỉ đồng. Đặt cọc ngày hôm nay thì ba ngày sau mới bắt heo, vì vậy số tiền xoay vòng gấp ba lần, tức khoảng 12 tỉ. “Chủ lò mổ ứng tiền trước cho mới đủ, chứ một mình mình làm thì mỗi chuyến sẽ không được mấy con...”, ông Dũng giải thích.

Không chỉ có heo, ông Nguyễn Quốc Trung, tổng giám đốc công ty chăn nuôi Japfa Việt Nam, cho biết mỗi tuần công ty xuất sang Campuchia 200.000 con gà giống.

Nếu cộng thêm lượng gà của C.P, Emivest và các đơn vị khác cũng lên đến hàng triệu con. Campuchia có trên dưới 15 triệu dân, nhưng đến nay, ngành chăn nuôi của nước này còn lạc hậu nên Chính phủ vẫn phải khuyến khích, mở cửa tạo điều kiện cho thương nhân nhập khẩu thực phẩm.
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 324

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 323


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 674831

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70902146