19:58 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả kép từ hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời

Thứ hai - 28/04/2014 21:20
Tiết kiệm chi phí 70 triệu đồng/năm, tiết tiệm nguồn nước tưới, năng suất tăng 10%, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng… Đó là hiệu quả mang lại sau 3 năm, kể từ khi vườn thanh long của ông Võ Ngọc Diệp (Sáu Diệp), Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) thanh long Lương Phú (Lương Phú C, Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo) được Công ty Mono Energy (Úc) đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời.

Ông Diệp cho biết, cách đây 3 năm, sau khi đến tham quan vườn thanh long của  ông, đoàn du khách Úc (thuộc Công ty Mono Ennergy) ngỏ ý muốn lắp đặt hệ thống thử nghiệm tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời cho vườn của ông. Khi đó, chưa biết hiệu quả ra sao nhưng nhận thấy không phải tốn tiền đầu tư nên ông đã nhận lời.

Sau khi lắp đặt, đưa vào vận hành, hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi của ông. Do bộ rễ được cấp một lượng nước vừa đủ đã giúp hấp thu triệt để lượng phân bón nên cây thanh long phát triển xanh tốt. Sử dụng hệ thống này, vừa giúp ông tiết kiệm chi phí thuê nhân công và tiền điện (khoảng 6 triệu đồng/tháng), trong khi năng suất vườn thanh long tăng lên 10%.    

Hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời có kết cấu khá đơn giản, bao gồm: một tấm panel (lắp hệ thống pin và bo mạch) để thu năng lượng mặt trời (biến quang năng thành điện năng); hộp điều khiển (được đấu với panel bằng 2 dây dẫn điện) gồm 1 đèn báo và nút lựa chọn các mức điện áp (gồm 5 mức điện áp một chiều: 180, 144, 108, 72 và 36 Vol) để cung cấp nguồn điện cho mô-tơ vận hành. Hệ thống bơm được vận hành bằng một mô-tơ điện 3 pha có công suất 750w (1 HP hay 1 mã lực) và hệ thống đường ống dẫn nước đến các gốc thanh long.

Mỗi gốc thanh long được lắp 2 van tưới thấm (mỗi giờ cung cấp khoảng 1 lít nước), thời gian tưới từ 6-7 giờ/ngày, cách 3 ngày tưới 1 lần. Quy trình tưới thấm vừa tiết kiệm nguồn nước, nước thấm sâu, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và tiết kiệm đáng kể chi phí. Theo ông Diệp, qua 3 năm sử dụng, hệ thống này vẫn hoạt động tốt, không bị trục trặc; đặc biệt, thời gian có nắng trong ngày càng nhiều càng tốt. 

Vườn thanh long của ông Diệp có diện tích 1 ha với khoảng 1.200 trụ (chủ yếu là ruột trắng và vài chục gốc ruột đỏ). Năm 2013, ông thu hoạch 25 tấn, bán với giá trung bình 25 ngàn đồng/kg, trừ các khoản chi phí, ông thu lãi 250 triệu đồng. So với trước đây, việc đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt đã giúp ông thu lợi 110 triệu đồng mỗi năm, bao gồm: tiết kiệm trên 70 triệu đồng chi phí nhân công, tiền điện và thu nhập tăng thêm trên 30 triệu đồng do năng suất thanh long tăng 10%.

Ông Diệp cho biết, THT thanh long Lương Phú hiện có 15 tổ viên, canh tác khoảng 10 ha thanh long (vừa được cấp Chứng nhật đạt tiêu chuẩn VietGAP) cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Các tổ viên có ý định đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời vì nhận thấy những hiệu quả thiết thực do hệ thống này mang lại.

Tuy nhiên, do chi phí đầu tư khá lớn (khoảng 100 triệu đồng) nên một số tổ viên còn đang cân nhắc về nguồn vốn. “Đề nghị Nhà nước, ngành ngân hàng có chính sách hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi để giúp người trồng thanh long có điều kiện áp dụng và từng bước nhân rộng mô hình cho một số địa phương khác” - ông Diệp đề nghị.

 

Theo Báo Ấp Bắc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070953

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72753662