Sự cần thiết
Đây là chương trình thuộc dự án “Phát triển SX, nhân giống các cây lạc, đậu tương” và dự án "Nâng cao năng lực SX, chế biến, bảo quản giống cây trồng theo hướng công nghiệp hóa giai đoạn 2011 - 2015”.
Lạc là cây thực phẩm quan trọng, thiết yếu trong cuộc sống, giá trị xuất khẩu cao, cải tạo đất tốt. Vì nhiều lý do, diện tích cây lạc đang có xu hướng giảm. Diện tích trồng lạc tại các tỉnh phía Nam chỉ còn 80.000 - 90.000 ha; các tỉnh miền Bắc đạt 160.000 ha.
Thanh Hóa là địa phương có diện tích lạc tương đối lớn, tập trung ở các huyện như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc và Quảng Xương. Tuy nhiên, cùng với các loại giống cũ năng suất, chất lượng thấp; cộng với trình độ thâm canh của bà con nên SX lạc chưa có bước phát triển nhảy vọt.
Tham quan mô hình SX giống lạc L26 tại xã Nga Lĩnh
Tại hội nghị, TS Nguyễn Thị Chinh, nguyên GĐ Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển đậu đỗ (Viện CLT&CTP) cho biết, lạc là cây trồng truyền thống nhưng đa số giống SX được nhập từ Trung Quốc. Việc SX giống lạc ở trong nước còn hạn chế, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu.
Nguyên nhân do yêu cầu kỹ thuật SX lạc giống khá nghiêm ngặt, từ khâu làm đất, chọn giống, chăm sóc trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển; trong khi nông dân lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm; hệ số nhân giống lạc thấp; dễ gặp rủi ro mà lợi nhuận thấp nên không mặn mà SX”.
Hiệu quả
Mô hình giống lạc mới L26 thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Phát triển SX, nhân giống các cây lạc, đậu tương” được Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông phối hợp với UBND huyện Nga Sơn, Trạm Khuyến nông huyện triển khai với quy mô 20 ha trong vụ thu đông 2012. Mô hình được che phủ hoàn toàn bằng ni lông và rơm rạ.
"Trong vụ ĐX 2013, chúng tôi sẽ chỉ đạo mở rộng diện tích giống lạc L26 trên địa bàn toàn huyện, kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật mới này. Việc duy trì và nhân giống lạc L26 để đảm bảo nguồn giống chất lượng cung cấp cho SX đang được trung tâm triển khai tích cực bằng việc tổ chức các lớp tập huấn...", ông Diến chia sẻ. |
Với năng suất đạt từ 1,8 - 2,0 tạ/sào (36 - 40 tạ/ha) đã thu hoạch trên diện tích 10 ha, dự kiến mỗi ha lạc trong mô hình cho thu nhập khoảng 100 - 120 triệu đồng. Trong khi đó giống lạc L14 trồng đại trà tại địa phương cho năng suất từ 1,5 - 1,7 tạ/ha, thu nhập từ 75 - 90 triệu.
Bác Nguyễn Xuân Triệu vừa nhanh tay nhổ lạc, vừa hồ hởi trò chuyện: “Vụ đông năm nay, gia đình trồng tới 3 sào lạc, trong đó có 1 sào lạc giống L26, áp dụng theo phương pháp che phủ rơm rạ. Do được cán bộ kỹ thuật của trung tâm kết hợp với khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật làm đất, trồng và chăm sóc, lạc cho nhiều củ, to và đều hơn so với 2 sào trồng giống khác. Vụ tới gia đình sẽ đưa toàn bộ giống lạc L26 vào SX”.
Ông Mai Sỹ Diến, Bí thư Huyện ủy Nga Sơn cầm trên tay bụi lạc củ đầy gốc, không giấu được sự vui mừng: Trung tâm Chuyển giao công nghệ & khuyến nông và huyện Nga Sơn đã có mối quan hệ hợp tác nhiều năm. Huyện đang triển khai hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Nông nghiệp VN. Kỹ thuật che phủ rơm rạ cho lạc nếu được áp dụng và thử nghiệm thành công trên diện tích lớn thì quả thật là tín hiệu vui không chỉ cho người dân Nga Sơn mà cả các địa phương khác.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn