09:00 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hóa chất trong NTTS: Làm sao giải quyết triệt để?

Thứ năm - 05/06/2014 03:40
Tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi thủy sản đã như bị lờn thuốc, nếu không có biện pháp xử lý mạnh hơn.

Ngày càng lạm dụng

Các chất cấm được sử dụng, lạm dụng, chủ yếu trong quá trình nuôi trồng (thuộc người nông dân) và quá trình bảo quản, chế biến (thuộc các nhà máy, nhà xuất khẩu). Một số nông dân cho biết: “Chúng tôi không muốn sử dụng hóa chất, nhưng tôm cá bị bệnh nhiều, biết đối phó làm sao?”.

Bài toán phòng trừ bệnh tật cho tôm cá đặt ra gay gắt mấy năm vừa qua, đặc biệt khi xảy ra dịch bệnh. Một số nông dân nói: Khi chuyển qua nuôi công nghiệp với mật độ lớn thì dịch bệnh vừa dễ xảy ra mà thiệt hại lại lớn, khiến người ta phải đối phó bằng hóa chất. Sự gia tăng chóng mặt của tôm thẻ chân trắng với mô hình nuôi tập trung, trong khi quy hoạch còn đang hình thành, rất dễ là mối hiểm họa về bệnh tật.

Các ngành chức năng liên tục đưa ra những mô hình, thông báo về phòng chống dịch bệnh. Nhưng suy cho cùng, tôm cá là con vật tự nhiên, phải nhiễm bệnh, không thể có chuyện sạch bệnh hoàn toàn. Vấn đề tỷ lệ nhiễm bệnh là bao nhiêu? Khoanh vùng xử lý kịp thời hay chưa? Có công khai vấn đề dịch bệnh kịp thời không?

Cần nghiêm khắc với các trường hợp xuất khẩu những sản phẩm không đảm bảo chất lượng - Ảnh: Thanh Nhã

Một số mô hình khép kín từ nuôi trồng đến xuất khẩu đã chứng minh được tính ưu việt, song số lượng nhà máy chế biến làm chủ được nguồn nguyên liệu là không nhiều, mà phần lớn vẫn phải mua từ nhiều nguồn. Một chủ đại lý thuốc ở ĐBSCL cho biết: Người dân rất khó mượn vốn ngân hàng và nhà máy; chủ yếu họ mượn vốn từ đại lý giống, thuốc, thức ăn…, mà mỗi đại lý lại có những tiêu chuẩn, loại thuốc, chất lượng con giống khác nhau”. Dịch bệnh vừa qua, một số đại lý nuôi trồng tốt, nhưng bên cạnh đó rất nhiều đại lý bị cảnh tôm chết trắng ao, thuốc kháng sinh nhồi vào vô tội vạ mà hiệu quả không như ý muốn, khiến người dân thêm bi quan.

Hóa chất trong bảo quản sau thu hoạch cũng là vấn đề lớn. Tại một số hội thảo, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng cho rằng hóa chất bảo quản cần được quan tâm hơn. Một số hóa chất sử dụng bảo quản thủy sản như: hàn the, urê (để giữ độ tươi, giòn dai của nguyên liệu), Chloramphenicol (có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, kéo dài sự phân hủy của nguyên liệu, giữ tươi), chất Trichlorfon (diệt ruồi, muỗi, côn trùng, thường dùng để bảo quản sản phẩm khô)...  đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  

 

Cách nào quản lý?

Về vấn đề này, một số ý kiến cho rằng, nên tập trung kiểm tra kiểm soát sản phẩm ngay tại kho lạnh, đầu mối cảng biển. Chi phí cho mẫu kiểm định này sẽ giảm dần với số lượng lớn. Tuy nhiên, mỗi công ty đều muốn tìm cho mình nhà kiểm định riêng, không thích “qua một cửa”.

Một số nhà xuất khẩu quốc tế cho biết, kinh nghiệm nhiều nước là, các hiệp hội nghề nghiệp sẽ kiểm tra, xử phạt nặng thành viên của họ nếu thấy vi phạm điều cấm. Đây là thỏa thuận giữa các thành viên với nhau và bắt buộc tuân thủ. Khi đã thống nhất quy trình và tạo được sự tin tưởng, các hiệp hội sẽ đứng ra bảo lãnh, thậm chí đóng dấu cho lô hàng xuất khẩu của thành viên.

Tại Việt Nam, phần nhiều việc vi phạm được xử phạt hành chính từ cơ quan nhà nước. Vai trò các hội, hiệp hội còn yếu. Những vụ vi phạm riêng lẻ lại ảnh hưởng đến quyền lợi toàn hiệp hội.

Để tránh việc hành chính, hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên đi theo hướng các nước phát triển; đó là phát huy vai trò các hiệp hội, tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp. Cộng đồng nuôi trồng, xuất khẩu, chế biến sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân cố tình xuất đi những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Từ đó, sẽ làm trong sạch cộng đồng, bảo vệ uy tín cho những doanh nghiệp, cá nhân… chân chính. Muốn được như vậy thì các doanh nghiệp, tổ chức phải ngồi lại với nhau và các nhà xuất khẩu lớn phải làm gương.

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 137


Hôm nayHôm nay : 60575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1020723

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61342680