01:13 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoa đồng tiền “mẫn cảm” với phân hóa học

Thứ năm - 04/09/2014 20:51
Hoa đồng tiền là một trong những loài hoa cắt cành có giá trị kinh tế cao với nhiều màu sắc rực rỡ và hấp dẫn như đỏ, hồng, vàng, cam, trắng… Bông hoa có kích thước từ 5 – 15cm.
Hoa đồng tiền rất “mẫn cảm” với phân hóa học và không nên bón nhiều phân đạm.

Hoa đồng tiền rất “mẫn cảm” với phân hóa học và không nên bón nhiều phân đạm.

Hoa có thể trồng bằng hạt, cây con hay giâm bằng tách cành. Trồng bằng hạt là cách tốt nhất, nhưng hạt cần gieo ngay vì chúng có thể mất khả năng nảy mầm nhanh chóng sau khi thu hạt và không giữ đúng dạng của giống. Trồng bằng cây con hoặc bằng bộ phận thân cây dễ dàng và bảo đảm giữ nguyên dạng của hoa. Nên chọn cây thành thục, khi trồng cần cắt phần thân phù hợp không bị biến dạng, không sâu bệnh, cắt bỏ hết lá phía dưới và trồng ngay.

Hoa đồng tiền ưa trồng ở đất thịt pha sét, độ mùn cao, không ứ đọng nước, độ thông thoáng cao, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,2. Chuẩn bị đất kỹ và dọn sạch cỏ dại trước khi trồng. Cây phát triển mạnh ở nơi trồng có ánh nắng mặt trời, đất đầy đủ dinh dưỡng và ẩm độ thích hợp.

Nhu cầu phân bón: Bón phân theo yêu cầu của cây và tình trạng đất đai. Các loại phân hữu cơ, vô cơ và vi lượng có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, quyết định đến năng suất và phẩm chất của hoa đồng tiền. Hoa đồng tiền rất mẫn cảm với phân bón, đặt biệt là phân hoá học. Bởi thế khi bón phân hóa học cần chia nhỏ lượng phân để bón nhiều lần. Khi bón đủ phân màu sắc hoa sẽ đẹp, sắc nét và lâu tàn. Nhưng cần lưu ý nếu bón nhiều đạm sẽ làm cho cành hoa mềm yếu và mau hư hỏng. Nên bón cân đối N:P:K. Có thể tham khảo cách bón phân như sau:

Lượng phân cần bón cho 1.000m2 gồm: Phân chuồng khoảng 3 – 5 tấn (như phân heo, bò, phân dê, phân gà đã được ủ với Trichoderma hoai mục) + vôi 120 - 150kg + phân hữu cơ vi sinh 30kg + magiê sulphat 3 – 5kg + các loại phân hóa học (urê 12kg + lân 12kg + kali 12kg).

Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân hữu cơ vi sinh và magiê sulphat. Lượng phân hóa học còn lại chia nhỏ nhiều lần bón thúc, định kỳ 15 – 20 ngày bón 1 lần, bằng cách hòa tan với nước và tưới cho cây.

Có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho hoa bằng cách phun thêm phân bón qua lá và vi lượng như Atonik, Miracle, Ba lá xanh… theo định kỳ 15 - 20 ngày một lần. Phun lúc chiều mát và tưới rửa lá vào sáng sớm hôm sau để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, tránh phun lên hoa. Bón vào đất nhưng không nên bón sát gốc hoặc chạm vào lá, không bón phân vào buổi trưa hoặc trời nắng gắt, bón xong tưới nước rửa phân cho phân tan hấp thụ trong đất để nuôi cây.

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 22058

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 886082

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72568791