20:22 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hương Sơn xuất hiện dịch bệnh lepto trên đàn lợn

Thứ bảy - 29/11/2014 02:58
Trên địa bàn Hương Sơn vừa xuất hiện dịch bệnh lepto trên đàn lợn và lây lan sang chó. Công tác dập dịch và phòng chống dịch bệnh đang được địa phương triển khai khẩn trương, quyết liệt.

Trước đó, ngày 24/11/2014, gia đình anh Cù Xuân Hoàng (thôn 4 – xã Sơn Diệm) phát hiện 10 con lợn bỏ ăn. 2 ngày sau, triệu chứng trên lây lan sang đàn gia súc của 2 hộ lân cận, nâng tổng số con mắc bệnh lên đến 20 con, trong đó có 17 con lợn và 2 con chó.

Hương Sơn xuất hiện dịch bệnh lepto trên đàn lợn
Tiêm vắc-xin cho đàn lợn (Ảnh minh họa từ internet)

Qua các triệu chứng lâm sàng, Trung tâm chuẩn đoán Bắc Trung bộ và Chi cục Thú y Hà Tĩnh nhận định, đây là dịch bệnh lepto trên gia súc.

Trước tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, huyện Hương Sơn đã chỉ đạo xã Sơn Diệm giám sát các hộ chăn nuôi, thực hiện cách ly gia súc mắc bệnh, khoanh vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, đồng thời thu gom chất thải, vệ sinh chuồng trại, phun hóa chất khử trùng…

Bên cạnh đó, địa phương cũng nghiêm cấm giết mổ lợn, chó bị chết chưa rõ nguyên nhân để bán, ăn thịt và cấm vận chuyển lợn ra, vào địa bàn xã Sơn Diệm trong thời gian dịch bệnh đang xảy ra; thống kê lại toàn bộ đàn lợn, chó trên địa bàn xã để tiến hành tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Triệu chứng: Lepto là bệnh truyền nhiễm chung cho người và nhiều loài gia súc. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira gây ra. Bệnh có các triệu chứng như: thân nhiệt tăng cao 40 - 41,5oC, sau 4 - 5 ngày niêm mạc, da có màu vàng, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, mắt có ghèn, thậm chí bị mù. Lợn con có thể thấy vàng da, sốt nhẹ kèm theo tiêu chảy nhưng không quá 3 ngày nên khó nhận biết, da có thể bong từng mãng, có con hai chân sau bị liệt nằm một chỗ hoặc đi khập khiễng … Ở lợn đực, bao dương vật sưng to trương thành một cái túi, đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được. Lợn nái thường có những rối loạn về sinh sản, sảy thai có thể từ 10 - 30% …

Cách phòng bệnh: Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, tiêu diệt các ký chủ trung gian, quan trọng nhất là chuột; cách ly triệt để lợn mới nhập, định kỳ kiểm tra huyết thanh học cho đàn lợn sinh sản nhằm loại thải kịp thời lợn mang trùng; có thể phòng bệnh bằng vaccine cho lợn ở những vùng bệnh đang lưu hành hoặc có nhiều nguy cơ đe doạ. (Theo Hanviet.vn)


Hương Hà
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 259

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 731402

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70958717