13:25 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khám phá kinh nghiệm nuôi ong của người Mông

Thứ ba - 26/08/2014 10:46
Từ chỗ khai thác tự nhiên, bắt gặp tổ ong mật trong những cuộc đi rừng, sau quá trình quan sát thói quen sinh sống của bầy ong, người Mông đã tìm ra cách nuôi ong tại nhà.

Việc tìm được đàn ong mật với người Mông cũng không đến mức quá khó, nhưng để đưa được đàn ong tự nhiên về nhà nuôi lại tốn khá nhiều công sức. Đầu tiên, họ lên rừng tìm một đoạn thân cây phù hợp để làm đõ (làm tổ cho ong). Đõ ong là một thân cây rỗng ruột, dày khoảng 2 - 3cm, đường kính từ 25 - 30cm, dài chừng 80 – 120cm, nếu không tìm được thân cây rỗng phù hợp thì có thể chặt cây về, tự đẽo thành hình ống. 

Anh Ngô Mạnh Cường – Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi ong bạc hà Tuấn Dũng (anh Cường cũng đang là Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) là người từ bé sống với bà con người Mông, nên đã học hỏi được những kinh nghiệm nuôi ong lấy mật của đồng bào. Anh cho biết: Ong mật là loài côn trùng sống có tính tổ chức cao, mỗi cá thể đều có nhiệm vụ riêng, trong mỗi đàn ong mật, ngoài ong chúa và ong thợ còn có ong soi. Đến mùa sinh sản, khi đàn ong phát triển hùng hậu, ong soi có nhiệm vụ đi tìm những hốc cây, hốc đá kín gió để tách đàn, lập tổ. Đến mùa ong tách đàn, người Mông sẽ đem những đõ ong chuẩn bị được đến đặt ở nơi thường xuất hiện ong soi để bẫy ong.

Thời gian đi bẫy ong vào khoảng tháng 2 – 3, là mùa ong sẽ tách đàn. Nếu nhà ở gần vùng có hoa, thông thường người Mông treo đõ ong ở đầu hồi trên gác, hướng quay ra ngoài, hoặc đặt gần bờ rào. Nơi đặt đõ ong phải là nơi cao ráo, tránh khói bếp và các loài côn trùng vào phá tổ ong như kiến.

Người Mông thu hoạch mật ong khai thác mật ong từ tháng 10 - 12, thời gian khai thác mật phụ thuộc vào từng vùng có hoa nở sớm hay muộn, nhưng chính vụ vẫn là tháng 11. Khi khai thác mật ong, người Mông không khai thác hết ngay mà để lại chừng 1/3 số lượng bánh tầng để ong vẫn còn tổ, vẫn còn thức ăn dự trữ. Sau lần khai thác đầu tiên, thông thường một đàn ong khỏe mạnh, mất chừng 10 ngày để xây bánh tầng mới và chừng 20 ngày để bánh tầng có mật.

Ngoài cách bẫy ong tự nhiên như trên, người Mông còn phát triển thêm nhiều phương pháp bắt ong khác. Nếu trên đường đi mà gặp một đàn ong đang di chuyển, họ sẽ nhặt những nắm đất đá vụn ném vào bầy ong. Sau một hồi như vậy, đàn ong mệt, sẽ tự sà xuống đất. Người ta chỉ việc bới tìm ong chúa đem về thả vào đõ, là đàn ong tự khắc bay về theo. Sau khi ong đã quen với tổ mới, người ta mới tiến hành di chuyển đõ ong đến nơi thuận tiện để ong lấy mật.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1329169

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74376140