06:17 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khống chế hội chứng tôm chết sớm

Thứ sáu - 12/04/2013 00:29
Thị trường thuốc thú y thủy sản ở ĐBSCL đang ngày một sôi động khi nông dân bắt tay vào SX vụ tôm mới. Đi dọc theo những cánh đồng nuôi tôm ở các huyện ven biển, điều dễ thấy là người dân và DN đầu tư nuôi tôm công nghiệp rất chú trọng khâu xử lý môi trường.

Lợi trước mắt, hại lâu dài

Khu vực nuôi tôm ở Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên Giang) được nhiều người ví như "mỏ" tôm nguyên liệu vì diện tích nuôi rất lớn, năng suất cao. Vào thời điểm hiện tại, nhiều nơi đã xuống giống, quạt nước chạy trắng xóa, ban đêm đèn thắp sáng rực. Tuy nhiên, xen lẫn với những vùng nuôi công nghiệp, được đầu tư bài bản là những ruộng nuôi tôm quảng canh theo mô hình tôm-lúa.

Ông Vương Minh Mẫn, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Lương cho biết, vụ nuôi tôm 2013 toàn huyện có kế hoạch thả nuôi 2.570 ha tôm quảng canh và 850 ha công nghiệp. Đến thời điểm này cả hai hình thức nông dân mới thả nuôi chưa tới 50% diện tích, do tình hình thời tiết không thuận lợi, trời còn nắng nóng kéo dài. Nhằm đảm bảo cho một vụ tôm nuôi thắng lợi, ngay từ đầu vụ phòng đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra thuốc thú y thủy sản định kỳ, lập chốt kiểm soát việc vận chuyển tôm giống trong suốt mùa nuôi.

Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản hết hạn hay thuốc cấm, ngoài danh mục thì ngoài việc phạt hành chính còn tịch thu toàn bộ lô hàng để tiêu hủy. Nhờ đó, số vụ vi phạm đã giảm dần qua từng năm. Tuy nhiên, ông Mẫn thừa nhận chỉ có thể kiểm tra chặt chẽ được đối với các cơ sở kinh doanh, còn việc nông dân sử dụng ngoài đồng ruộng rất khó kiểm soát do địa bàn quá rộng.


Một số thuốc thú y thủy sản đang được kỳ vọng mang lại giải pháp mới cho người nuôi tôm

Ông Nguyễn Danh Hiện, Giám đốc Cty TNHH Thủy hải sản Minh Phú, đơn vị đầu tư trên 500 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương cho biết, đa số những đơn vị đầu tư nuôi lớn ở đây đều thực hiện quy trình nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP nên chỉ dùng vi sinh, thuốc chuyên dùng cho thủy sản chứ tuyệt đối không sử dụng thuốc BVTV để xử lý môi trường. “Ngay cả đối với những loại thuốc được phép sử dụng, chúng tôi cũng lấy mẫu đưa đi phân tích trước, nếu thấy đạt yêu cầu thì mới đưa vào sử dụng”, ông Hiện cho biết.

Trong khi những đơn vị nuôi công nghiệp rất thận trọng trong việc sử dụng thuốc thì nhiều nơi nông dân vẫn lén lút sử dụng thuốc cấm, nhất là thuốc BVTV để diệt giáp xác, cá tạp do giá thành rẻ. Ông Nguyễn Thanh Đức, làm 10 ha tôm lúa ở ấp Núi Mây, xã Bình Trị, huyện Kiên Lương  tâm sự: “Vẫn biết việc dùng thuốc trừ sâu, rầy (chủ yếu là thuốc Decis) để diệt tạp trong nuôi tôm là không được phép. Tuy nhiên, do nuôi tôm quảng canh diện tích rất rộng, nếu dùng thuốc của ngành thủy sản cho phép thì hiệu quả không cao, chi phí lớn nên người nuôi thường ngán ngại. Trong khi đó, dùng thuốc trừ sâu, rầy sẽ mang lại hiệu quả tức thời, giá thành thấp nông nông dân rất thích”.

Theo tính toán, để diệt tạp cho 1 ha mặt nước nuôi tôm thì chỉ cần một chai thuốc trừ sâu, rầy, giá thành khoảng 35.000 - 40.000 đồng là xong và 20 - 30 ngày sau khi dùng thuốc là có thể thả tôm giống xuống nuôi. Còn nếu dùng thuốc của ngành thủy sản phải tốn tới 300.000 - 400.000 đồng mới có hiệu quả. Nhưng theo các nhà chuyên môn thì đây là việc làm lợi trước mắt mà hại lâu dài.

Việc người nuôi tôm dùng thuốc trừ sâu, rầy để diệt giáp xác sẽ rất nguy hiểm, gây hủy hoại môi trường. Mặc dù người nuôi chỉ dùng để xử lý môi trường đầu vụ, đến khi thu hoạch là 3 - 4 tháng nhưng ít nhiều sẽ làm tôm bị tồn dư chất độc hại, gây dịch bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng tôm xuất khẩu.

Giải pháp nuôi

Để hỗ trợ người nông dân trong SX, nhiều Cty đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các loại thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học có khả năng khống chế dịch bệnh trên tôm nuôi. Ông Đặng Thanh Hải, Trưởng phòng Marketing, Cty TNHH SITTO Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, tình hình tôm nuôi đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hội chứng chết sớm (EMS) hay hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nuôi tôm trên cả nước.

Đến nay, có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra nhưng không có nguyên nhân gây bệnh khả nghi nào được xác minh đối với hội chứng EMS. Nhằm góp sức cùng cơ quan quản lý ngành, giúp người nuôi tôm xác định nguyên nhân và nghiên cứu giải pháp xử lý bệnh EMS, từ năm 2011, Tập đoàn SITTO (Thái Lan) đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu tại các nước trong khu vực dựa vào các kết quả phân tích và nghiên cứu đã công bố của các chuyên gia trên thế giới.

Đến cuối năm 2012, Tập đoàn SITTO đã có biện pháp xử lý và phòng bệnh EMS hiệu quả với sản phẩm VIVAX. Sản phẩm này có thể khắc phục hiện tượng tôm chết sớm sau khi sử dụng chỉ trong vòng 2 - 3 ngày cho ăn, sau đó chuyển sang chế độ ăn phòng. VIVAX có công dụng tăng cường khả năng hệ miễn dịch, giúp giải độc gan tôm, tăng sức đề kháng và ức chế sự phát triển của nguyên nhân gây ra bệnh EMS. Có thể nói VIVAX là sản phẩm duy nhất hiện nay tại VN có hiệu quả cao trong việc phòng và xử lý tôm bị hội chứng chết sớm.

Ông Lâm cho biết thêm: “Khó khăn hiện nay là việc quản lý các mặt hàng thuốc thủy sản còn quá lỏng lẻo, các mặt hàng thuốc thú y thủy sản nhái, kém chất lượng xuất hiện tràn lan ngoài thị trường, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm và làm ảnh hưởng uy tín đến của những Cty có thương hiệu”.

Ông Lê Quý Lâm, GĐ Cty TNHH Thuốc thú y, thủy sản Sando (TP.HCM) cho biết, nhằm góp sức cùng nông dân đề phòng và xử lý bệnh EMS trên tôm, vụ nuôi năm 2013 Cty đã đưa ra thị trường một số mặt hàng thuốc thủy sản phục vụ cho tôm chủ lực như GUARSA. Đây là thuốc khử trùng thế hệ mới, hoạt động cực mạnh, phổ rộng có thể giúp bà con xử lý nước trước khi thả tôm, tiêu diệt một cách triệt để tất cả các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus, nấm.

Ngoài ra còn 2 sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu để giúp tôm có một sức đề kháng hữu hiệu để phòng bệnh EMS là: MUNOMAN và SANSORIN + B12. MUNOMAN là một chế phẩm sinh học đặc biệt chứa Beta 1.3 glucan alpha 1.6 mannas hàm lượng cao, được chiết xuất và cô đặt theo công nghệ hiện đại từ thành tế bào nấm men Saccharomyces Cerevisae giúp kích thích hệ miễm dịch tự nhiên, ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn một cách hữu hiệu.

SANSORIN + B12, là một hỗn hợp các chất vitamin, acid amin, khoán chất…cần thiết để cân bằng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho tôm. Bổ sung 2 sản phẩm MUNOMAN và SANSORIN + B12 trong thành phần thức ăn cho tôm sẽ tăng cường khả năng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, giải độc gan một cách tốt nhất, ức chế sự phát triển của nguyên nhân gây ra bệnh EMS.

Theo ông Lâm, tình hình thuốc y thủy sản phục vụ cho tôm nhu cầu chưa cao, vì đang vào thời điểm đầu vụ thời tiết nắng nóng nên người dân chưa mạnh dạn thả tôm nuôi. Nhưng 1 - 2 tháng nữa sẽ rất sôi động khi hầu hết nông dân đã vào vụ nuôi. Theo kế hoạch năm nay Cty Sando sẽ cung cấp trên 30 tấn thuốc chế phẩm sinh học phục vụ cho thị trường ở ĐBSCL.
 

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222


Hôm nayHôm nay : 26981

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 172854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73219825