14:02 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không để dịch tả lợn châu Phi lan vào các tỉnh phía nam

Chủ nhật - 17/03/2019 22:38
Xuất hiện vào đầu tháng 2-2019 tại Hưng Yên và Thái Bình, dịch tả lợn châu Phi nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính đến thời điểm hiện tại có 17 tỉnh, thành phố trong cả nước có dịch, buộc tiêu hủy hơn 23 nghìn con lợn. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phóng viên NDĐT đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về vấn đề này.
Không để dịch tả lợn châu Phi lan vào các tỉnh phía nam

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

PVThưa Bộ trưởng, dịch tả lợn châu Phi diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi mà còn khiến người dân không khỏi hoang mang lo lắng. Bộ trưởng có thể cho biết những diễn biến của dịch bệnh hiện nay và trong thời gian tới?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên ở nước ta vào đầu tháng 2-2019. Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã vào cuộc một các quyết liệt, triển khai các giải pháp đồng bộ từ T.Ư đến địa phương thực hiện tốt Chỉ thị 04/CT-TTg 2019 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi. Các ngành, các địa phương và nhân dân cũng rất ráo riết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Tuy nhiên, đến nay dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp. Có 17 tỉnh, thành trên cả nước có lợn mắc dịch, cụ thể là: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Sơn La và Nghệ An). Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là 23.442 con.

Tính đến ngày 12-3, Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 2.929 mẫu giám sát, có 1.310 mẫu dương tính. Trong đó, mẫu lấy từ các hộ có lợn bị bệnh là 1.881 mẫu (dương tính 1.299 mẫu), mẫu giám sát tại các hộ chung quanh hộ có lợn bị bệnh là 1.048 mẫu (dương tính 11 mẫu). Đến nay, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày theo quy định.

Dịch bệnh chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt. Chưa xuất hiện tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đàn lớn nhất là 587 con đã buộc phải tiêu hủy tại TP Hải Phòng.

PVBộ trưởng có thể cho biết tại sao chúng ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp phòng chống nhưng dịch bệnh vẫn lan nhanh và rộng như thời gian qua?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Có rất nhiều nguyên nhân khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp như thời gian qua. Có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản như: Một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, ở phạm vi rộng.

Thứ hai, vi-rút dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Ngoài ra, tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.

Mặt khác, vi-rút dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan từ khu vực có dịch sang nơi khác qua phương tiện vận chuyển và con người. Thí dụ tại tỉnh Sơn La: Dịch xảy ra tại khu vực gần với đường đi qua khu vực Pha đin nơi có điểm tắm lợn.

Trong thời gian tới, thời tiết xấu sẽ có lợi cho chủng vi-rút dịch tả lợn châu Phi phát triển mạnh mẽ. Nếu chúng ta không tích cực triển khai các biện pháp phòng chống thì dịch bệnh sẽ còn tiếp tục lan rộng ba khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi phía bắc và khu vực phía nam. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng nếu làm không tốt dịch sẽ lan truyền sang các địa phương chưa bị. Nguy cơ là rất cao, nếu không giữ được thì đồng bằng sông Hồng chính là "khu vực đỏ" của dịch bệnh này.

Nếu đúng như tình hình dự báo, dịch bệnh lan truyền cả ba vùng trọng điểm nói trên thì đe doạ vô cùng lớn tới ngành chăn nuôi và chúng ta sẽ phải mất một thời gian dài mới khôi phục được.

PVVậy những giải pháp căn cơ trong thời gian tới để kiểm soát dịch tả lợn châu phi trong thời gian tới là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phải tập trung đồng bộ các giải pháp theo Chỉ thị 04/CT-TTg 2019 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cần bám sát thực tiễn để đưa ra giải pháp khống chế dịch phù hợp.

Bây giờ phải tập trung xử lý an toàn sinh học trong chăn nuôi, xử lý môi trường triệt để ngay từ hộ chăn nuôi hắt ra, cứ hộ chăn nuôi lợn là rắc vôi bột triệt để. Vừa không tốn tiền, vừa không hiệu quả. Nếu xử lý vôi bột mỗi năm hai đến ba lần thì chuồng trại chăn nuôi rất an toàn.

Thứ hai là xử lý thức ăn, đối với các hộ nhỏ lẻ, bà con dành một chút công sức xử lý nhiệt để bảo đảm an toàn cho vật nuôi.

Thứ ba, xử lý cả an toàn dịch bệnh ngay từ ngày chăn nuôi, đi ăn cỗ chỗ nào cũng phải cảnh giác, ít đi chơi ở những vùng xa xôi, tập trung vào sản xuất.

Đối với nhóm trang trại lớn, yêu cầu quán triệt qua điện thoại, bằng mọi kênh, không đi đến trực tiếp chuồng trại, tránh để dịch bệnh lây lan. Phải áp dụng hình thức thông tin gián tiếp một cách hiệu quả.

Về quy trình xử lý dịch, cần rà soát lại để bổ sung một cách hoàn thiện nhất, từ khâu lấy mẫu phù hợp thực tiễn; phân tích trả lời kết quả.

Vấn đề nữa là việc xử lý tiêu huỷ cũng phải tổng kết lại, hố tiêu huỷ được đào tại chỗ, nhưng phải bảo đảm mặt bằng, bảo đảm khoảng cách an toàn đến khu vực chăn nuôi, bảo đảm quy cách hố tiêu huỷ.

Lưu ý kiểm soát quá trình luân chuyển, từ nhân lực, mẫu phân tích, đặc biệt lưu ý các chốt chặn từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác. Nhất là trục đường quốc lộ 1 phải "khóa thật chặt" không để cho dịch bệnh lây lan vào khu vực phía nam. Bởi đây là khu vực chăn nuôi trọng điểm với nhiều trang trại chăn nuôi lớn như Đồng Nai có khoảng ba triệu con lợn. Mặt khác, đây là vùng sông nước nên nếu mắc dịch thì khả năng lây truyền qua đường sông nước sẽ rất nhanh và rất khó kiểm soát.

Về giải pháp lâu dài, tôi giao nhiệm vụ cho Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, xây dựng kế hoạch để chuẩn bị ba bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ sẽ mời OIE, FAO... và các tập đoàn chăn nuôi lớn, các chuyên gia khoa học đề ra nhiệm vụ xây dựng đề án sản xuất vaccine. Đồng thời cần nghiên cứu chuyên sâu các véc-tơ gây bệnh của dịch bệnh này, không chờ để "ăn sẵn".

PVĐối với những địa phương đã bị mắc dịch cần phải làm gì sau khi đã xử lý ổ dịch, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đối với những vùng có dịch phải đồng bộ giữ vệ sinh môi trường và tuân thủ nghiêm chỉnh các giải pháp sinh. Hai là ta phải tuyên truyền làm sao để người dân tiêu thụ một cách bình thường. Riêng đối với những gia đình lợn đã bị bệnh chúng ta tổ chức tiêu độc, tiêu hủy đề nghị không tái đàn lúc này. Khi nào chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tuyên bố an toàn thì mới được tái đàn, để tránh nguy cơ tái dịch trở lại và chống các biện pháp lây nhiễm.

Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Có thể nói dịch tả lợn châu Phi thời gian qua đã làm cho người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Đã có những hiện tượng trên các trang mạng xã hội hay ở một số trường học kêu gọi không sử dụng thịt lợn do lo ngại dịch tả lợn châu Phi. Về vấn đề này Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định tất cả các ổ dịch bùng phát đã khoanh vùng và khống chế ngay. Tất cả những vùng có dịch đã được xử lý tiêu độc tuyệt đối. Không có con lợn bệnh nào được đưa ra bên ngoài.

Mặt khác, bệnh dịch này đã được khẳng định không lây truyền sang cho người và các loài động vật khác, bởi vậy Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các cơ quan truyền thông làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để người tiêu dùng không tẩy chay và quay lưng lại với thịt lợn.

 

theo THANH TRÀ/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 119

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 117


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1203098

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72885807