00:18 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh tế trang trại: Khởi sắc vẫn lo

Thứ hai - 10/08/2015 03:22
Mở rộng quy mô và có sự liên doanh, liên kết sản xuất với doanh nghiệp (DN) nhưng vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro, thách thức cho nhiều trang trại trên địa bàn Quảng Ngãi…
Toàn tỉnh hiện có 26/61 trang trại được công nhận. Các trang trại này phần lớn là liên kết chăn nuôi heo với Công ty CP chăn nuôi C.P, còn lại là dạng tổng hợp lâm nghiệp – chăn nuôi hoặc sản xuất rau…

Hiệu quả có…

Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, nhưng hiện giờ, anh Võ Văn Tình ở xã Hành Thiện (Nghĩa Hành) đã sở hữu cơ ngơi mà nhiều người mơ ước. Đó là một trang trại chăn nuôi với hơn 2.000 con gia súc, gia cầm (GSGC) gồm heo, bò, gà. Để rồi mỗi năm đàn GSGC này mang về cho anh không dưới 300 triệu đồng lợi nhuận. Nói về cơ duyên được làm chủ trang trại như hôm nay, anh Tình cho biết, mọi việc bắt đầu từ liên kết với Công ty CP chăn nuôi C.P.

Một số chủ trang trại lồng ghép sản xuất các mặt hàng nông sản để tăng thu nhập.

Số là 4 năm trước, khi DN này đề nghị hợp tác chăn nuôi heo theo quy mô công nghiệp, anh Tình gật đầu và ký hợp đồng ngay lập tức. Bởi, “họ đầu tư toàn bộ đầu vào, bao tiêu đầu ra; còn mình chịu chi phí xây dựng chuồng trại, xử lý môi trường và công chăm sóc”, anh Tình chia sẻ. Điều kiện nghe có vẻ rất hấp dẫn này đã được anh Tình khẩn trương “hiện thực hóa” bằng việc thuê 1ha đất, rồi đầu tư xây dựng chuồng trại, hầm biogas xử lý chất thải.

Kết quả, sau 3 năm thực hiện việc liên kết, ngoài trại heo 2.000 con, thì anh còn sở hữu hàng chục con bò lai, sản phẩm mà anh Tình bảo: “Nó mới đúng là tài sản của riêng mình”.

Còn ông Ngô Hữu Chánh ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) cũng có duyên với con heo khi liên tục được nó mang lại niềm vui. Nhưng khác với anh Tình, ông Chánh không hợp tác với Công ty CP chăn nuôi C.P mà tự mình tìm tòi gầy dựng. Đó là mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, rồi áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín từ chủ động con nái sinh sản đến heo sữa để nuôi thịt cũng như công tác phòng chữa bệnh…

Điều khiến mọi người thán phục là dù có hàng trăm con heo sữa, heo thịt lẫn heo nái sinh sản nhưng chưa bao giờ ông Chánh rơi vào cảnh “ế hàng, ép giá”. Lý do, ông Chánh tự tìm đầu ra ổn định cho mình khi liên kết với một DN. Thế nên, giữa lúc hàng xóm bán heo cho thương lái địa phương với giá 35.000 đồng/kg hơi thì ông được DN bao tiêu đến 45.000 đồng/kg hơi. Kết quả này theo ông Chánh chỉ đơn giản là “mình làm ăn uy tín. Bán heo đủ cân, đủ ký và đủ…chất lượng”.

…nhưng khó cũng nhiều

Phần lớn các trang trại trên địa bàn Quảng Ngãi hiện nay tập trung vào việc chăn nuôi heo, bò. Đây là tín hiệu vui, bởi ngành chăn nuôi được xác định có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Có điều, dù liên kết với DN nhưng người chăn nuôi vẫn bị chính đối tác của mình o ép.

Nói là “hợp tác làm ăn” nhưng chủ trang trại chỉ là người làm thuê cho doanh nghiệp.

Theo phản ánh của các chủ trang trại thì, vì DN đầu tư giống, thức ăn, thuốc và bao tiêu đầu ra nên họ tự cho mình “quyền” đánh giá chất lượng cũng như định giá sản phẩm. Trong khi đó, các chủ trang trại lại được DN này chia lợi nhuận bằng cách... trả công trên đầu con heo! “Chúng tôi cũng bỏ công, bỏ tiền tỷ ra làm ăn với họ, nhưng chẳng khác nào người làm thuê, lấy công làm lời”, chủ trang trại heo ở huyện Tư Nghĩa bày tỏ bức xúc. Trong khi đó, chủ một trại heo ở huyện Nghĩa Hành thì hạch toán: “Chi phí xây dựng chuồng trại và hầm biogas xử lý chất thải tốn hơn 1 tỷ đồng. Vậy là với khoản tiền công 300 triệu đồng/năm thì 3 năm sau, chúng tôi cũng chưa hoàn vốn. Điều oái ăm là hợp đồng chỉ ký 3 năm/lần. Sau đó DN có thể chấm dứt hợp đồng. Nghĩa là chúng tôi có nguy cơ ôm nợ”.

Quả thật, đây chính là “lỗ hổng” mà trước khi đặt bút ký hợp đồng liên kết làm ăn, nông dân không thể ngờ tới. Bởi lẽ, sau ba năm, dịch bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện nếu xử lý không tốt môi trường xung quanh khu vực nuôi. Do đó, khi nhận thấy trang trại nào có nguy cơ, DN lập tức chấm dứt hợp đồng. Điều này khiến nhiều chủ trang trại rơi vào thế bị động, vì cứ ngỡ, bước sang năm thứ tư, mình sẽ được… làm giàu! Với một số chủ trang trại năng động và tinh ý, họ sẽ tìm cách cứu mình bằng cách mở rộng đối tượng nuôi. Ngay như anh Võ Văn Tình hay Nguyễn Văn Minh, xã Đức Phú (Mộ Đức) đã tận dụng đất trống để trồng cỏ nuôi bò và bị DN liên kết phản ứng. Vì vậy các anh phải di dời chuồng bò ra tận bìa trại, thậm chí xây tường ngăn cách.

Chia sẻ tình trạng này, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Võ Việt Chính bày tỏ: “Cách hợp tác này kém bền vững, lại bất công bằng với người chăn nuôi nên họ rất dễ rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ. Do đó, ngành chức năng sớm có hướng hỗ trợ nông dân trong việc liên kết làm ăn chứ đừng để họ tự bơi, rồi bị DN ép như thế”.

Có lẽ người chăn nuôi trong tỉnh cũng đang rất mong động thái này từ phía chính quyền các cấp.

MỸ HOA
Nguồn: Báo Quảng Ngãi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 422

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 421


Hôm nayHôm nay : 25332

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 687858

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70915173