04:30 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăm sóc chè trong nhà kính

Thứ ba - 17/05/2016 23:05
Để thu hoạch chè trong nhà kính có hiệu quả, năng suất cao, người trồng chè cần nắm rõ những kỹ thuật chăm sóc như sau.

Chè trồng trong nhà kính phải là chè đã kinh doanh từ 2 năm tuổi trở lên. Sản lượng của chè phụ thuộc và chế độ chăm sóc của người trồng. Theo anh Đinh Quốc Văn (xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) việc chăm sóc, bón phân cho chè phải tuân thủ đúng quy định.

“Chè trong nhà kính hay ngoài nhà kính thì quy trình bón phân là như nhau. Người trồng cần bón phân chuồng cho cây ngay từ đầu năm. Các lứa sau đó, bón các loại phân vô cơ cho cây ngay sau khi hái để bù đắp lượng dinh dưỡng, đồng thời tạo điều kiện cho cây bật búp sớm”, anh Văn chia sẻ.

Anh Văn cho biết: Búp chè chỉ chiếm từ 8-13% sinh khối của cây, lại được thu hái nhiều lần trong một năm, vì vậy, so với các cây công nghiệp dài ngày thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn. Do đó, sau mỗi lần thu hoạch, anh Văn sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón 7kg đạm cùng với 2kg kali cho 700m2. Với một tấn chè tươi, anh Văn bón 1 tạ lân, chia làm hai lần cho một năm. Sau mỗi lần bón phân, chè cần được cung cấp nước để hấp thu phân dễ dàng.

Vì lượng nước bốc hơi trong nhà kính ít nên lượng nước cần tưới cho nhà kính không nhiều. Mỗi lứa, anh Văn chỉ tưới từ 2-3 lần thay vì tưới từ 4-5 lần như chè trồng ở bên ngoài. Thời gian tưới khoảng 30 phút lần lượt cho 700m2. Độ ẩm của nhà kính cao sẽ làm giảm lượng nước tưới, tuy nhiên lại làm tăng bệnh do nấm gây hại. Do đó, anh Văn thường sử dụng thuốc Booc đô để phun cho cây sau thu hoạch.

Theo anh Văn, thời gian thu hoạch mỗi lứa kéo dài từ 30-35 ngày nên thuốc trừ nấm sẽ phân hủy trước khi người tiêu dùng sử dụng, do đó nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chất lượng chè cũng được đảm bảo.

 

Anh Đỗ Quốc Văn, xóm Trung Thành 1, xã Vô Tranh (Phú Lương) đang chăm sóc chè trong nhà kính. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 57399

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1115700

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71343015