Kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý khá thuận lợi cho người trồng là chúng nó thể thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau từ Bắc - Trung- Nam.
Cây hoa Thiên lý còn được gọi với cái tên khác là hoa dạ lý hương. Cây thiên lý có thân mềm hóa gỗ, lá có hình tim với hoa mọc thành chùm ở phần nách lá. Đây là loài hoa mang hương thơm dịu nhẹ, nấu canh rất ngon nên được nhiều gia đình lựa chọn trồng xung quanh vườn.
Nhiệt độ thích hợp trồng cây hoa Thiên lý
Cây hoa Thiên lý sinh trưởng mạnh vào mùa Xuân hoặc mùa Thu khi nhiệt độ vào khoảng 20-35 độ C. Cây thích hợp trồng những nơi có nhiều ánh sáng và thoáng gió. Đặc biệt, cây hoa Thiên lý có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đảm bảo độ ẩm nvừa phải. Nếu bị khô hạn lâu ngày cây sẽ chậm phát triển và không ra hoa.
Cũng giống như loài cây khác, chọn giống là khâu quan trọng và cây hoa Thiên lý cũng vậy. Do đó, khi chọn hạt không có bệnh, mẩy, bóng còn chọn bầu phải có đường kính tối thiểu từ 6 – 7mm, nếu được 10mm là tốt nhất.
Để trồng được hoa thiên lý thông thường người ta sẽ dùng biện pháp giâm cành nên cây rất nhanh phát triển. Nhưng trước tiên phải thực hiện ươm cành do đó nên chọn đất cát pha và ươm nơi thoáng gió, tiêu nước nhanh. Việc đầu tiên là chấm tro hoặc tàn hương để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn rồi mới ươm trồng vào hố đã chuẩn bị sẵn. Sau đó cho phân chuồng hoai mục lót dưới để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho gốc. Khi trồng nhớ để đầu cành ươm thò lên mặt đất 10cm rồi cắm que cho cây leo, chỉ để 2 mầm thành dây leo lên giàn.
Do là giống cây leo giàn nên việc làm giàn cũng khá quan trọng vừa tạo sự thông thoáng vừa làm bóng mát lại có thể ngắm đã mắt những cánh hoa Thiên lý màu vàng tươi, mùi thơm ngào ngạt nở bung. Tùy vào điều kiện cũng như nhu cầu của người trồng mà làm giàn bằng khung sắt hay khung tre đều được miễn sao giúp cho Thiên lý leo nhanh và cho ra nhiều hoa.
Là cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được úng nên khi có tình trạng nước đọng cần nhanh chóng thoát nước nếu không cây nhanh chết. Việc bón thúc chỉ được thực hiện khi dây leo cao được 2m, lúc này bộ rễ đã phát triển. Không được tưới trực tiếp và gốc mà phải cách khoảng 60cm nếu không cây sẽ bị ngộ độc phân.
Thường xuyên chủ động chủ động dẫn các nhánh tỏa kín giàn. Tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. Thường xuyên tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để diệt mầm bệnh và chống rét.
Kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý đau đầu nhất là phòng trừ bệnh rệp. Đây là loại bệnh khá nguy hiểm nếu không tiêu diệt kịp thời vì chúng sẽ khiến cây không thể ra hoa. Do đó, cần phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi quét rệp. Nhất là lúc cây đã ra hoa cần qun sát xem chúng có ở trong nụ không nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết.
Ngoai ra cũng cần chú ý tới bệnh nấm đen như muội nồi nên thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây. Bệnh này làm cho cây chảy nhựa và suy yếu dần. Phòng trừ bằng cách cắt tỉa bớt lớp lá, không nên để quá dày. Ngoài ra pha nước vôi quét vào dây có muội sẽ rất hiệu quả.
Cách để hoa Thiên lý nở rộ qua các năm
Ngoài áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý nếu biết cách chăm sóc tốt hoa sẽ nở quanh năm. Do mùa Đông đến cây ngừng sinh trưởng nên cắt tỉa hết những nhánh phụ và để lại nhánh chính. Qua mùa Đông lạnh giá bước sang Xuân những nhánh chính sẽ lại đâm chồi mới và tiếp tục phát triển cho hoa vào năm sau. Chỉ với bước đơn giản như vậy chỉ cần trồng một vụ cây hoa Thiên lý cho cả nhà bạn ăn hết năm này qua năm khác mà không phải tốn quá nhiều công sức.
Trên đây là những bước kỹ thuật trồng cây hoa Thiên lý cơ bản nhất cho các ba nội trợ tham khảo. Để trồng được giàn Thiên lý thực sự như ý muốn hãy trang bị thêm nhiều kiến thức hơn nữa qua sách vở, qua kinh nghiệm trồng của người khác hoặc tốt hơn hết là qua các chuyên viên kỹ thuật trồng cây hoa, kỹ thuật trồng cây ăn quả để áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn