15:06 EDT Thứ tư, 15/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm ăn nhỏ khó giàu

Thứ hai - 11/03/2013 20:46
Nhận thấy thu mua cao su nhỏ lẻ không thể thoát nghèo, năm 2005, chị Hiệp vay vốn ngân hàng, tập trung thu mua mủ cao su với số lượng lớn.
inh ra và lớn lên ở thôn Nhĩ Thượng, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, Quảng Trị, năm 1975, chị Nguyễn Thị Hiệp (ĐT: 0985406191) theo gia đình đi kinh tế mới lên thôn Nhất Hòa, xã Gio Hòa, huyện Gio Linh. Sau khi lỡ bước với người chồng đầu tiên, chị một mình chèo chống nuôi con, đến năm 2000 thì tái hôn.

Vợ chồng chị cần mẫn làm ăn với nghề thu mua mủ cao su, nhưng cuộc sống gia đình vẫn bữa đói bữa no. Nhận thấy thu mua cao su nhỏ lẻ không thể thoát nghèo, năm 2005, chị vay vốn ngân hàng, tập trung thu mua mủ cao su với số lượng lớn.

Chị còn lặn lội vào Bình Phước mua 8 cặp nhím giống về nuôi. “Những ngày đầu, cuộc sống khó khăn, thức ăn thiếu thốn nên 2 cặp nhím bị chết, tôi thực sự thấy nản. May mà có chồng động viên không thì tôi đã bỏ cuộc rồi”- chị Hiệp nhớ lại.

Khu nuôi nhím của chị Hiệp.

Giờ đây, trang trại của chị đã có 75 con nhím giống, trong đó có 45 con nhím mẹ đang sinh sản. Trung bình mỗi năm xuất hơn 35 cặp nhím giống, trừ mọi chi phí, gia đình chị lãi hơn 300 triệu đồng. Chị còn nuôi thêm 10 cặp dúi giống sinh sản cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/năm.

Trong vườn, chị trồng 50 gốc măng Bát Độ, vừa làm thức ăn cho dúi vừa bán măng cho thu nhập gần 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra, chị còn có nguồn thu mỗi năm hơn 150 triệu đồng từ việc thu mua mủ cao su cho bà con tại địa phương bán cho nhà máy.

Chưa hết, hiện nay 3 cặp hon và 2 cặp chim trĩ chị nuôi thử nghiệm đang cho tín hiệu khả quan. Chị Hiệp chia sẻ: “Nhím, hon, dúi rất dễ nuôi, không kén thức ăn lại ít bị bệnh, chuồng trại làm cũng đơn giản. Những loại vật nuôi này có thể giúp bà con thoát nghèo".

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 59553

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 812444

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61134401