08:22 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Luân canh để giảm diện tích lúa

Thứ năm - 18/04/2013 22:40
Việt Nam là nước có thế mạnh về SXNN, nhất là SX cây lương thực. Tuy nhiên, các địa phương chủ yếu tập trung phát triển lúa nước, còn cây trồng khác như bắp, đậu nành rất hạn chế, phải nhập khẩu lượng lớn.

Luân canh để giảm diện tích đất lúa là giải pháp cần thiết trong bối cảnh tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Giữ đất lúa được Quốc hội giao chỉ tiêu

Ông Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang khẳng định, giữ đất lúa là nhiệm vụ hàng đầu, được Quốc hội giao chỉ tiêu cho tỉnh. Theo quy hoạch, đến năm 2020 Kiên Giang có 559.603 ha đất nông nghiệp, trong đó đất SX lúa 365.000 ha. Tuy nhiên, Kiên Giang mới phát triển được 358.000 đất lúa, vẫn còn phải phấn đấu để tăng diện tích theo chỉ tiêu được giao.

Diện tích có thể tăng thêm chủ yếu tập trung ở khu vực Tứ giác Long Xuyên nhờ khai hoang và chuyển đổi từ đất rừng SX kém hiệu quả. Về cơ cấu mùa vụ, Kiên Giang hiện có 4 vụ lúa/năm gồm vụ ĐX gieo trồng hơn 300.000 ha, HT 292.000 ha, TĐ 80.000 ha và vụ Mùa 65.000 ha (tập trung trên nền đất lúa - tôm ở vùng U Minh Thượng).


Luân canh khoai lang trên nền đất lúa mang lại hiệu quả cao

Theo ông Củi, ĐBSCL là vùng SX lúa trọng điểm của cả nước nên phải giữ bằng được đất lúa, vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa phục vụ xuất khẩu. Giảm đất lúa không phải là giảm quỹ đất mà là giảm diện tích gieo trồng bằng cách thay đổi cơ cấu mùa vụ, luân canh cây trồng khác mà Việt Nam có thể SX được nhưng đang phải nhập khẩu. Chẳng hạn như bắp, đậu nành… phải nhập hơn 2 triệu tấn/năm để SX thức ăn gia súc.

Hòn Đất là huyện có diện tích SX lớn nhất tỉnh Kiên Giang với trên 81.000 ha. Ông Đào Xuân Nha, Trưởng phòng NN-PTNT Hòn Đất cho biết, diện tích đất lúa của huyện liên tục tăng do thủy lợi được đầu tư, nông dân tập trung khai hoang đưa vào SX. Trong những năm tới, đất lúa của huyện vẫn còn có khả năng tăng thêm do chuyển đổi một phần đất rừng SX kém hiệu quả.

Hiện mỗi năm Hòn Đất SX đạt khoảng 1 triệu tấn lúa. Sản lượng này vẫn có thể tăng thêm do tăng năng suất và nông dân tăng diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, do Hòn Đất nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, hàng năm bị ảnh hưởng nước lũ rất nặng nên không quy hoạch SX lúa TĐ mà khuyến khích chuyển sang các cây trồng khác hoặc nuôi thủy sản để tránh bị thiệt hại.

Trồng màu đột phá khâu giống

SX lúa gặp khó khăn, do đầu ra bấp bênh, giá cả không ổn định nên nhiều nông dân đã chọn giải pháp luân canh thay vì SX 2 - 3 vụ lúa/năm. Điển hình như các huyện Hòn Đất, Gò Quao, Giồng Riềng nông dân bỏ vụ lúa để trong khoai lang, củ kiệu, rau màu… đều mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần lúa. Tại xã điểm NTM Định Hòa (Gò Quao), ngành chức năng đã hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình 1 vụ lúa, 1 vụ khoai trên nền đất lúa với 20 hộ nông dân tham gia, với diện tích 26 ha.

Theo ông Củi, để nông dân mạnh dạn luân canh thì trước hết cần phải đột phá từ khâu giống, đưa các giống lai, biến đổi gen vào SX nhằm tăng năng suất, giảm giá thành. Vì nông dân làm các giống thường, năng suất thấp khiến giá thành đội nên rất cao, không thể cạnh tranh được với giá của nước ngoài. Do đó, DN chấp nhận bỏ tiền ra nhập khẩu chứ không mặn mà thu mua của nông dân.

Ông Trần Ngọc Oanh, một nông dân tham gia mô hình cho biết: “Sau khi thu hoạch lúa HT, thay vì chuẩn bị đất làm lúa tiếp thì lên liệp để trồng khoai. Thời điểm này thời tiết khá thuận lợi vì đất không bị ngập, chủ động nguồn nước tưới nên khoai lang sinh trưởng tốt. Mỗi công khoai cho thu nhập hơn 10 triệu đồng, trong khi chi phí trồng chỉ hơn 1 triệu, tính ra lãi nhiều hơn lúa gấp nhiều lần. Đầu rra của khoai lang cũng khá thuận lợi, thương lái vào tận ruộng thu mua, nông dân không phải lo phơi sấy, tạm trữ như làm lúa".

Còn tại Hòn Đất, nhiều nông dân cũng đã bỏ vụ lúa ĐX để chuyển sang trồng củ kiệu bán vào dịp Tết. Ông Sáu Hạnh (Dương Hữu Hạnh) có nhiều kinh nghiệm trồng kiệu trền nền đất lúa ở thị trấn Sóc Sơn, Hòn Đất cho biết: “Trồng kiệu đòi hỏi vốn đầu tư cũng như kỹ thuật cao hơn so với cây lúa nhưng thu nhập cũng khá hơn. Cụ thể, 1 công trồng kiệu cần vốn đầu tư khoảng 20 triệu đồng gồm cây giống, cỏ năn khô để phủ mặt liếp, phân bón, thuốc BVTV, công trồng và chăm sóc.

Năng suất mỗi công kiệu đạt từ 3,5 - 4 tấn, giá bán từ 10.000 - 12.000 đ/kg, nông dân còn lãi ròng trên 20 triệu. Đây là mức lãi rất cao, bằng cả 1 ha lúa, trong khi thời gian canh tác chỉ hơn cây lúa khoảng 1 tháng”.

Ông Trần Quang Củi khẳng định, không riêng gì Kiên Giang mà hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL đều có lợi thế để trồng bắp, khoai lang, rau màu các loại. Tuy nhiên, chúng ta chưa phát triển được là do khó khăn về đầu ra, giá thành SX còn cao do làm manh mún.

theo nongnghiep

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 18019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 43657

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60365614