06:12 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vụ lúa đông xuân ở Krông Bông: Mất mùa, thua giá

Thứ hai - 22/04/2013 22:37
Đầu tháng Tư, những trà lúa đông xuân đầu tiên bắt đầu chín vàng trên một số cánh đồng của huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Năm nay, vì thời tiết nắng hạn kéo dài, nhiều diện tích lúa thiếu nước hoặc bị sâu bệnh gây hại nên sản lượng đạt thấp. Chưa kể giá lúa gạo giảm khiến nhà nông lao đao.
Vụ đông xuân năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên huyện Krông Bông chỉ gieo sạ được hơn 2.200ha. Năng suất lúa ở ruộng có đủ điều kiện về thuỷ lợi đạt khoảng 5-6 tấn/ha, còn lại chỉ đạt 3-4 tấn/ha.

Bên cạnh đó, khi mùa gặt bắt đầu cũng là lúc giá lúa gạo có xu hướng giảm. Hiện, gạo tám thơm được thương lái thu mua với giá 5.700 - 5.800 đồng/kg; các loại gạo dùng để chăn nuôi, nấu rượu, làm bún, mì dao động trong khoảng 5.000 - 5.200 đồng/kg. 

Bà Liên, nông dân trồng lúa tại xã Hoà Sơn, buồn rầu nói: “Mùa thu hoạch lúa đã đến nhưng chẳng mấy ai vui. Nguyên nhân là do sản lượng quá thấp, giá lại giảm mạnh, trong khi chi phí sản xuất ngày một tăng, lên tới 3,5 triệu đồng/sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2). Cứ tình hình  này thì tôi biết lấy gì để trang trải cuộc sống và tái đầu tư sản xuất”.

Ngồi thất thểu trước hiên nhà chờ mấy tiểu thương hẹn đến mua lúa, ông Hai ở xã CưKty cho hay: “Lúa đã phơi khô mà tiểu thương cứ hẹn hết lần này đến lần khác. Mấy hôm trước, lúa chưa gặt đã có người tới hỏi, ai ngờ bây giờ kêu người mua thì chẳng ai ngó ngàng”. 

Hỏi về nguyên nhân tiểu thương không mặn mà thu mua lúa, chị Trương Thị Hoa, tiểu thương mua nông sản ở thôn 9, xã Hoà Sơn cho biết: “Năm nay lượng lúa xuất ra các tỉnh ngoài rất hạn chế. Bên cạnh đó, mức độ tiêu thụ trong huyện chậm nên chúng tôi chỉ mua cầm chừng. Một tạ lúa thơm khi xay xát ra được 60kg gạo, 20kg cám. Giá gạo hiện nay là 8.800 đồng/kg, giá cám 4000 đồng/kg. Như vậy nếu mua 1 tạ lúa về chế biến, chúng tôi chỉ kiếm được 20.000 đồng, chưa kể công cán. Bởi gạo và cám chế biến ra không thể cạnh tranh nổi với gạo miền Tây”.  

Thiết nghĩ, để người dân gắn bó với cây lúa, các cấp, ban ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ để ổn định giá mua, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ở nông thôn; quan tâm đến việc hỗ trợ tín dụng cho nông dân để bà con có điều kiện trữ lúa chờ giá cao, tránh tình trạng phải bán gấp lúa để trả nợ sau thu hoạch.


Nguyễn Trung Thu
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 150


Hôm nayHôm nay : 13122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 38760

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60360717