18:52 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lưu ý trồng dưa kim trong nhà lưới

Thứ hai - 13/02/2017 08:03
Những năm gần đây cây dưa Kim được phát triển sâu rộng trên các vùng chuyên canh rau màu ở miền Bắc vì hiệu quả kinh tế mang lại và thị trường ổn định.

 

Để đạt năng suất và chất lượng cao, đòi hỏi người trồng phải thực hiện tốt một số khâu kỹ thuật liên quan đến thiết kế nhà màn, canh tác trong nhà lưới.

20-22-34_du-kim-nh-luoi
Mô hình trồng dưa Kim trong nhà lưới tại Nam Định
 

- Làm đất lên luống: Luống đất phải làm kỹ, xử lý đất trước trồng bằng vôi tả hoặc thuốc gốc đồng hay tốt hơn là các chế phẩm nấm đối kháng, nấm cộng sinh. Lên luống cao vừa phải 25 - 30cm. Luống đất được đảo đều phân lót rồi san phẳng bề mặt, dùng vồ đập, nện chặt cho chắc chắn rồi mới phủ màng nông nghiệp. Mặt luống không được nèn chặt nếu gặp mưa lớn giữa vụ bề mặt chỗ lồi chỗ lõm thì cây dưa rất hay bị chết rũ.

- Thiết kế nhà màn: Nhà màn phải cao ráo. Chiều cao chỗ thấp nhất đảm bảo cao 2,5m để dưa leo thuận lợi và có khoảng không trên nóc cho thông thoáng. Khung lưới cần phải chọn các loại thép cứng sao cho chắc chắn để sau này treo quả tốt. Nhà màn cần được chia ra từng khoang nhằm quản lý sâu bệnh tốt hơn.

Lưới phủ nhà màn cần phải chọn lưới có mắt nhỏ (lưới màn) để ngăn chặn các loài côn trùng chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, ruồi vàng (là các loài sâu nguy hiểm trên dưa). Cửa ra vào phải luôn luôn khép kín trừ những lúc qua lại. Dây treo cho dưa leo cần chọn dây chắc chắn khó đứt nên sử dụng dây chuyên dùng hay tận dụng các dây điện loại của Cty lưới điện vì quả dưa sau này nặng 2,5 - 4kg/quả.

- Bố trí mật độ trồng: Trồng theo phương thức leo dây mới đảm bảo được mật độ tối đa trên một diện tích để tăng hiệu quả kinh tế. Cây phát triển thuận lợi, lấy ảnh sáng tốt hơn trong điều kiện nhà lưới và hạn chế được nhiều nấm bệnh xâm nhập gây hại lá thân. Quả dưa không tiếp đất cũng phát triển nhanh, ít bị sâu bệnh, mẫu mã quả đẹp. Mật độ trồng leo dây có thể bố trí cao gấp đôi so với trồng bò đất (với dưa quả tròn trung bình từ 800 - 850 cây/sào Bắc Bộ, cây cách cây 35 - 40cm, hàng cách hàng 45 - 50cm. Dưa vân lưới mật độ thưa hơn 750 - 800 cây/sào).

- Cung cấp dinh dưỡng: Vì được trồng mật độ dày gấp đôi nên lượng phân bón trong nhà lưới thường phải cao 1,4 - 1,5 lần so với trồng bò đất tùy theo thời tiết mùa vụ và đặc điểm giống dưa. Phân bón cho dưa cần ưu tiên sử dụng phân chuồng hoai mục có ủ cùng nấm đối kháng + NPK (13-13-13+TE hoặc 15-15-15+TE hay 16-16-8 + Kali bổ sung cuối vụ). Lượng phân chủ yếu được bón lót đảo đều vào luống đất rồi phủ màng nông nghiệp.

- Tưới nước: Áp dụng theo phương pháp tưới nhỏ giọt là tốt nhất. Nếu tưới phun mưa thì cần theo dõi ẩm độ thời tiết để tưới lên thân lá cho phù hợp. Đây là khâu rất quan trọng vì nó liên quan đến sự sinh trưởng của cây và vi sinh vật gây bệnh thân, lá, rễ. Chỉ tưới phun mưa cho thân lá dưa khi cây có biểu hiện đói nước (ngọn non hơi héo).

- Nương dây cho dưa leo và thụ phấn bổ sung: Khi dưa có tua cuốn cần hướng ngọn cho dưa leo dây và ngắt bỏ sớm các nhánh mầm mới mọc không định. Chọn quả cho dưa ở các vị trí lá thích hợp(lá 8 - 12) tùy theo các giống dưa khác nhau. Trong điều kiện nhà lưới cần thực hiện việc thụ phấn bổ sung cho dưa được tốt nhờ nuôi một vài đàn ong lấy mật tùy theo diện tích nhà màn (trung bình 1 đàn/mẫu dưa). Nếu dây không đủ mang quả nặng thì cần gia cố giọ để đựng quả khi to.

- Bảo vệ thực vật: Dưa được leo dây và trồng trong nhà lưới sẽ hạn chế được nhiều sâu bệnh hại hơn so với trồng ngoài đồng ruộng và bò đất, song trồng ở mật độ cao, ẩm độ trong nhà lưới vụ xuân cao hơn bên ngoài nên phải phun thuốc phòng bệnh, cắt bỏ thường xuyên lá bị bệnh, lá già dưới gốc. Ngoài ra, cần chú ý các côn trùng chích hút lọt được vào xâm hại dưa để diệt trừ đúng lúc.

* Lưu ý: Việc sử dụng thuốc BVTV để kiểm soát sâu bệnh hại cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng để dưa quả sau này đạt tiêu chuẩn an toàn.

Theo Hồng Phong/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 55


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 81849

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73128820