04:47 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mát mắt với những "thảm xanh" nơi vùng đất hạn

Chủ nhật - 13/05/2018 22:34
Ninh Thuận đang đối mặt với hạn hán khốc liệt. Thế nhưng, nhiều cánh đồng, vườn tược ở vùng đất được ví là "tiểu sa mạc" này vẫn xanh tươi nhờ cách làm hay của bà con nông dân

Các xã Vĩnh Hải, Nhơn Hải, huyện Ninh Hải là những địa phương thuộc vùng tâm hạn của tỉnh Ninh Thuận. Thế nhưng, "trong cái khó, ló cái khôn" bà con nông dân ở đây đã có những cách làm hay để lấy nước tưới xanh ruộng đồng, vườn tược.

 mat mat voi nhung 'tham xanh' noi vung dat han hinh anh 1

Bà con nông dân ở huyện Ninh Hải đã đầu tư hàng chục triệu đồng để khoan giếng, xây hồ chứa nước để cứu cây trồng.

Xã Nhơn Hải là "thủ phủ" cây hành tím của Ninh Thuận với gần 190 ha. Hầu hết diện tích cây hành của địa phương sử dụng nguồn nước tưới của hồ Ông Kinh. Do hạn hán liên tục xảy ra, năm nào hồ cũng cạn kiệt nên bà con nông dân đã nghĩ ra cách xây bể, đào ao trải bạc để tưới cho cây hành trong mùa nắng hạn.

Nông dân Võ Đăng Hiền cho biết gia đình anh có hơn 3 sào đất chuyên trồng hành. Năm bảy năm trước, cứ vào mùa nắng hạn thì diện tích đất nói trên phải ngừng sản xuất vì thiếu nước. Trong tình cảnh đó, anh Hiền đã vay mượn hơn 50 triệu đồng để đào giếng khoan sâu trên 40m để lấy nước ngọt; đồng thời xây bể chứa nước được bơm lên từ giếng. Với cách làm này, 4 năm qua, mặc dù Ninh Thuận khô hạn dữ dội nhưng 3 sào đất trồng hành tím của gia đình anh Hiền vẫn sản xuất đều đều 3 vụ/năm. Nhờ vậy, cuộc sống của gia đình anh bớt khó khăn rất nhiều. 

 mat mat voi nhung 'tham xanh' noi vung dat han hinh anh 2

Những cánh đồng ớt vẫn tươi xanh giữa vùng tâm hạn.

Láng giềng của anh Hiền là ông Mai Quốc Tứ thì không xây bể mà đào ao trải bạc để chứa nước. "Tôi làm hơn 4 sào nho nên cần lượng nước lớn. Với cái ao rộng gần 130m2, sâu gần 2m có thể tích được trên 200m3 nước bơm lên từ 2 giếng khoan. Ba năm qua, từ sau khi khoan giếng – đào ao trải bạc để chứa nước, vườn nho của tôi không bao giờ thiếu nước, ngay cả những tháng khô hạn nhất" – ông Tứ chia sẻ.

Theo thống kế của huyện Ninh Hải, xã Nhơn Hải là địa phương có số lượng giếng khoan nhiều nhất tỉnh Ninh Thuận, với 525 cái và gần 100 bể, ao trải bạc chứa nước của nông dân, đảm bảo nước tưới cho gần 200 ha đất sản xuất, nước uống cho đàn gia súc gần 5.800 con trong những tháng ngày nắng hạn. Chỉ tính riêng tại khu vực hồ Ông Kinh có 525 giếng khoan, với độ sâu từ 20-100 mét và 190 giếng đào tay để phục tưới cho 98 ha cây trồng, chủ yếu là cây hành tím, cây nho đỏ và phục vụ nước uống cho đàn gia súc gần 5.800 con.

Hiện nay diện tích sản xuất cây trồng toàn xã là 182 ha, trong đó cây hành tím là 80 ha, cây nho đỏ là 45 ha và diện tích còn lại là những cây trồng khác. 

 mat mat voi nhung 'tham xanh' noi vung dat han hinh anh 3

Tưới tiết kiệm nước là mô hình được nông dân vùng hạn ở Ninh Thuận áp dụng trong sản xuất

Trong khi đó, người dân xã Vĩnh Hải chọn cách "sống chung với hạn bằng mô hình tưới tiết kiệm nước". Anh Phạm Văn Thu cho biết gia đình anh có 4 sào nho đỏ. Những năm trước, cứ đến mùa hạn thì cả trăm cây nho bị chết vì thiếu nước. Vậy là anh quyết định đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. 

"Với 4 sào nho, chi phí cho đường ống dẫn nước và bét phun sương khoảng 20 triệu đồng. Hệ thống này hoạt động theo phương thức tưới cách nhật, thời gian tưới khoảng 7giờ/ngày, nhờ đó cây nho vẫn đủ nước ướt đẫm cành lá và độ ẩm cho gốc. Cái hay của kỹ thuật tưới này là tiết kiệm đến hơn 50% nước, cả thời gian và công lao động. Mình chỉ việc mở van "tổng" rồi đi làm chuyện khác mà không tốn công theo nước nhưng năng suất cây trồng vẫn không giảm" – anh Thu phấn khởi cho biết.

Bà Trần Thị Chắc – hơn 30 năm trong nghề trồng rau ở Vĩnh Hải – cho biết mô hình tưới tiết kiệm nước không chỉ áp dụng cho cây nho, mà còn phù hợp với rất nhiều loại hoa màu khác như măng tây xanh, hành, ngò... "Gia đình tôi có gần 6 sào đất chuyên trồng cây ngắn ngày. Trước đây, cứ đến mùa nắng hạn, thiếu nước thì hơn ½ diện tích đất phải ngừng sản xuất. Hai năm qua, sau khi đầu tư gần 40 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng… xanh" – bà Chắc "khoe".

Ông Nguyễn Hải Đăng - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải – khẳng định mô hình tưới nước tiết kiệm đã thành công trên vùng khô hạn Vĩnh Hải, với trên 182 ha cây nho, 46 ha hoa màu luôn xanh mát quanh năm, cho dù hạn hán luôn "thường trực" trên vùng đất nắng gió Ninh Thuận.

Theo Lê Trường (Báo Người lao động)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224


Hôm nayHôm nay : 23848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95977

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73142948