Rau, củ, quả là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của mỗi gia đình nhưng hiện nay, nhiều loại rau, củ, quả đã được các cơ quan chức năng cảnh báo về nguy cơ mất an toàn, nên chọn loại rau, củ quả, gì và chế biến như thế nào luôn là câu hỏi của nhiều người tiêu dùng.
Rau ngót chần qua trước khi dùng có thể giảm 90% độc hại |
Ông Nguyễn Xuân Hồng là người tiếp xúc nhiều với các quy trình sản xuất, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã chia sẻ nhiều kinh nghiệp để giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được các loại rau, củ quả phù hợp và chế biết an toàn.
Theo ông Hồng, thứ nhất: Người tiêu dùng khi lựa chọn rau, củ, quả cần phải tìm mua tại các cửa hàng có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, ở một số thành phố lớn như Hà Nội đã có các cửa hàng và sàn giao dịch bán rau sạch, người tiêu dùng quan tâm có thể tìm hiểu tại Webste: www.sanbanbuon.vn để biết thêm thông tin chi tiết.
Thứ 2, đối với các loại củ, quả, trước khi sử dụng cần được rửa sạch, có thể sử dụng nước muối hoặc ô rôn để khử trùng. Điều quan trọng hơn cả là tất cả các loại củ, quả phải được gọt vỏ, loại bỏ những chỗ trầy, xước, kẽ nứt, nẻ, dập, thối… là khu vực có nguy cơ vi sinh vật, các chất từ thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể xâm nhập cao.
Thứ 3, đối với rau, khi chế biết phải nhặt bỏ hết những phần có mối nguy hại, rửa sạch, khử trùng bằng nước muối hoặc ô rôn. Dù đã khử trùng bằng nước muối nhưng người tiêu dùng cũng không nên ăn rau sống. Hiện nay, vào mùa hè người dân thường rất thích ăn sống các loại giá đỗ, rau mầm.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm nghiệm, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, có tới 40% số mẫu giá đỗ, rau mầm có chứa vi sinh vật liên quan đến đường ruột Ecoli, Salmonella, listeria vượt cao hơn mức cho phép đối với rau ăn sống. Không chỉ có giá đỗ, vào mùa hè, nhiều người dân còn ăn sống cả rau muống, rau ngót… Đây cũng là hai loài rau có nguy cơ cao mất ATVSTP, trong đó, rau muống đã được cảnh báo từ lâu còn rau ngót đang được Cục Bảo vệ thực vật lấy mẫu kiểm nghiệm. “Vào mùa hè, rất nhiều người thích ăn nước canh như canh rau muống, canh rau ngót, canh rau cải, canh rau mồng tơi….
Có một mẹo nhỏ giúp người tiêu dùng loại bỏ được 90% mối nguy hại khi sử dụng nước canh từ các loại rau đó là: Sau khi đã tiến hành các bước nhặt sạch, rửa sạch như ở trên, nồi nước sẽ được đun nhiều hơn cho tới sôi, tiếp đến chắt ra lấy ½ nước sôi để ở ngoài. Sau đó thả rau vào xoong đun cho nước sôi, khuấy đều rau nên rồi chắt nước đi. Mẹo nhỏ này là cách trần rau bằng nước sôi, có thể giúp người tiêu dùng loại bỏ được phần lớn các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (các vi sinh vật, các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản có thể có trong rau). Tiếp đến, chỉ cần đổ phần nước sôi đã chắt ra từ trước vào xoong, đun sôi lại cho rau chín, đảm bảo vẫn có một nồi canh ngon, an toàn”, ông Hồng chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Hồng, hiện Cục Bảo vệ thực vật còn đang xây dựng Danh mục các sản phẩm rau, củ quả có nguy cơ mất ATVSTP và sẽ xếp loại đánh giá mức độ an toàn theo mầu, (xanh, vàng, đỏ). Như các kiểm nghiệm từ trước của Cục Bảo vệ thực vật, các sản phẩm có nguy cơ cao là rau muống, rau cải, đậu đũa, đậu cove… còn các sản phẩm an toàn hơn là bắp cải, bầu, bí, bưởi, chuối, thanh long…
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn