19:51 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số lưu ý khi phun thuốc trừ sâu

Chủ nhật - 12/04/2015 04:03
Việc sử dụng thuốc hóa học, sinh học... để trừ sâu được nông dân ưu tiên áp dụng vì những tiện lợi, tác dụng của nó. Song, vì thiếu kiến thức khoa học chuyên sâu, phần lớn bà con sử dụng theo kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế.

Việc sử dụng thuốc hóa học, sinh học... để trừ sâu được nông dân ưu tiên áp dụng vì những tiện lợi, tác dụng của nó. Song, vì thiếu kiến thức khoa học chuyên sâu, phần lớn bà con sử dụng theo kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế.
Xin lưu ý bà con một số vấn đề như sau:
+ Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng: Khác với bệnh hại cây trồng, sâu hại là những đối tượng sinh vật bằng mắt thường có thể nhìn rõ, nên ta biết khi chúng xuất hiện trên ruộng đồng, mật độ nhiều hay ít, nông dân có thể đếm được. Chính vì vậy, nguyên tắc đúng là phải trừ sâu khi đến ngưỡng (là mức sâu ở mật độ đó làm sụt giảm năng suất cây trồng). Không phòng sâu hay cứ nhìn thấy có sâu là phun, hoặc khi sâu gây hại xong rồi lại đi phun thuốc quá muộn, lúc sâu đẫy sức hay đã vào nhộng.

Ví dụ: Đối với loài sâu tơ gây hại cây họ hoa thập tự thì ngưỡng phun trừ thuốc phải là 20 con/m2 khi cây còn nhỏ. Đối với cây đã lớn, ngưỡng phòng trừ là 30 con/m2.
 + Chọn thời điểm sâu dễ chết nhất để phun thuốc: Đó là lúc sâu non tuổi còn nhỏ (sâu mới nở) nên không có khả năng kháng thuốc. Muốn biết được đúng thời điểm này, việc làm cần thiết là thăm đồng theo dõi bướm. Ở đa số các loài sâu, bướm vũ hóa và đẻ trứng 2-3 ngày, pha trứng thường kéo dài từ 6-10 ngày.
 Cần theo dõi bướm vũ hóa tập trung vào những ngày nào để tính toán thời điểm trứng nở thành sâu non tuổi 1. Ở giai đoạn này, hầu như không nhìn thấy sâu non hoặc nhìn thấy thì rất khó đếm được. Vì vậy, khi điều tra pha bướm cần phải biết được mật độ bướm trung bình có bao nhiêu con/m2. Đồng thời, biết rõ loài bướm sâu này đẻ trung bình được bao nhiêu trứng mỗi con cái, để từ đó ước lượng, dự đoán được lượng sâu non/m2. Muốn làm được điều này, bà con cần tham gia đầy đủ các buổi học nghề về trồng trọt ở địa phương tổ chức.
 + Hạn chế bổ sung các chất khác (không có trong hướng dẫn của nhà sản xuất) khi pha thuốc. Nhiều nông dân khi đi phun thuốc sâu thường có thói quen và truyền tai nhau cho thêm rượu vào bình thuốc đã hòa để làm sâu chết nhanh. Vì họ cho rằng, sâu bị say rượu nên dễ chết hơn. Hoặc khi phun trừ rệp sáp, nhiều người có thói quen thêm xà phòng vào bình thuốc để lớp sáp trên mình rệp dễ phá vỡ.
 Những thói quen này đều sai khoa học và làm cho hiệu lực của thuốc bị giảm đi. Vì thế, khi hòa thuốc sâu vào bình để phun không nên trộn 2 thứ dung môi trên. Chỉ sử dụng rượu trong trường hợp hòa thuốc Dipterex để trừ bọ xít. Vì thuốc này rất khó tan trong nước nếu hòa đơn lẻ thuốc. Muốn thuốc tan nhanh hơn nên hòa thuốc vào khoảng 1 lít nước trước rồi đổ khoảng 20 ml rượu trắng vào dung dịch thuốc đã hòa, khuấy tan đều rồi đổ vào bình và cho thêm nước đến mức quy định.
 
Chú ý:
 + Các loại thuốc trừ rầy rệp hiện nay do các công ty khi sản xuất thuốc đã cho các dung môi có lợi cho việc trừ sâu sẵn vào trong thuốc để diệt sâu hiệu quả hơn. Vì vậy, nông dân không cần phối trộn thêm thứ gì khi pha thuốc.
+ Khác với nhiều loài sâu khác (chỉ pha sâu non mới gây hại cây trồng), các loài rầy, rệp và bọ nhảy thì cả 2 pha (trưởng thành và sâu, rầy non) đều có khả năng gây hại. Cho nên, khi phun thuốc trừ bọ nhảy nông dân cần phải cùng lúc diệt cả 2 pha này (phun thuốc trên thân lá đồng thời phun đẫm cả gốc cây rau).
+ Để phát huy hiệu lực của thuốc và làm sâu không kháng thuốc (nhờn thuốc), nông dân cần phun vào chiều mát, hoặc vào lúc tạnh ráo. Đồng thời, cần hòa thuốc đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Không nên tăng nồng độ, liều lượng sẽ làm cho thuốc dần dần mất hiệu lực (sâu kháng thuốc).
+ Khác với thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu khi phun cho cây trồng có thể phối trộn được với phân bón lá có chứa đạm nhằm một mặt diệt sâu, mặt khác, bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh hồi phục sau khi bị sâu gây hại...
+ Một số loài sâu có tính kháng thuốc cao (sâu tơ, bọ nhảy, rầy, rệp, nhện đỏ...) cần phun kép 2 lần cách nhau 3 - 4 ngày mới có hiệu quả trừ sâu. Riêng loài bọ nhảy có khả năng bay nhảy nhanh thì khi phun, người phun cần phải đi theo đường vòng xuyến xoáy trôn ốc để đồn bọ nhảy vào giữa sẽ diệt được nhiều hơn.
+ Một số loài sâu thì pha gây hại lại nằm sâu trong thân, lá cây (sâu đục thân, dòi đục lá, sâu đục quả...) cần lựa chọn các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và lưu dẫn mới diệt được sâu triệt để.
+ Không nên phun thuốc trừ sâu khi phát hiện cây bị sâu hại quá muộn. Ví dụ, thấy dòi đục lá cà chua thành các đường ngoằn nghèo, nhưng quan sát trên lá cây không còn dòi nữa thì coi như đã muộn không nên phun nữa....
Theo: thongtinkhcn.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1022306

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72705015