09:22 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số lưu ý khi xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Algeria

Thứ tư - 09/08/2017 21:48
Ngày 4/7/2017, Cơ quan kiểm soát kinh tế và trấn áp gian lận thương mại Algeria đã có công văn gửi các Sở Thương mại và các cảng biển nước này về vấn đề sử dụng các chất phụ gia bảo quản thực phẩm ký hiệu SIN 330, SIN 331 và SIN 451 đối với cá nguyên con, cá filet và các sản phẩm đánh bắt được đông lạnh. Theo đó, trên bao bì hàng nhập khẩu phải ghi rõ các chất phụ gia bảo quản nói trên, nếu không hàng sẽ bị ách tại cảng khi vào Algeria. Cụ thể:
Một số lưu ý khi xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Algeria

Một số lưu ý khi xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Algeria

 

-   Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Axít Xitric (SIN 330) được phép sử dụng đối với thủy hải sản.

-   Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Citrate de Sodium (SIN 331) có thể có các dạng sau:

+ SIN 331 (i): Citrate Biacide de Sodium: Được phép sử dụng

+ SIN 331 (ii): Citrate Monoacide Disodique: Không được phép sử dụng

+ SIN 331 (iii): Citrate Trisodique: Được phép sử dụng   

- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Triphosphates (SIN 451) có thể có 03 dạng sau:

+ SIN 451 (i): Triphosphate pentasodique: Được phép sử dụng

+ SIN 451 (ii): Triphosphate pentapotassique: Được phép sử dụng.

+ SIN 451 (iii): Triphosphate de sodium et potassium: Không được phép sử dụng.

Đối với hàng hóa nói chung, theo quy định của Hải quan Algeria, nếu hàng nằm ở cảng quá 81 ngày sẽ bị Hải quan tịch thu và sau 6 tháng, nếu không có người nhận hàng, Hải quan sẽ tiến hành bán đấu giá sung công quỹ. Khi tàu đã vào cảng Algeria, hàng thuộc trách nhiệm của người mua vì bản khai sơ lược hàng hóa (manifest) đã mang tên khách hàng. Kể cả khi khách không nhận hàng cũng như không thanh toán, chủ hàng (tức doanh nghiệp xuất khẩu) dù đang giữ bộ chứng từ gốc cũng không thể tái xuất hàng về nước hoặc bán lại cho khách khác nếu không có sự đồng ý của người mua cũ. Theo Hải quan Algeria, chỉ khi thắng kiện với khách hàng ở tòa, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể kéo hàng về nước hoặc bán cho khách hàng khác.

Tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Algeria

Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) đạt 6,8 triệu USD.

Trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Algeria giảm, chỉ đạt 1,2 triệu USD. Cá tra, ba sa của Việt Nam (với tên gọi pangasius) đã xuất hiện tại các hệ thống siêu thị của Algeria như Ardis, Unos…

Theo vasep.com.vn

 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 297


Hôm nayHôm nay : 36181

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 848554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64834498