09:57 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mùa bội thu của làng buôn rơm

Thứ ba - 10/03/2015 07:07
Những ngày này ở Quảng Ngãi, người dân đã bắt đầu thu hoạch dưa hấu. Đây cũng là lúc các làng bán rơm trong tỉnh vào vụ.

Tại các điểm bán nằm dọc theo trục Quốc lộ 1A của làng rơm thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, khá nhiều xe ô tô tải trọng 6-10 tấn đang mua rơm chất lên xe. “Bây giờ mới đầu vụ dưa nên còn ít, chứ lúc cao điểm, xe ô tô đến chờ mua rơm xếp cả hàng dài” - anh Tùng, người dân ở đây cho biết. Anh Nguyễn Hữu Tài (32 tuổi), tài xế xe tải, quê ở huyện Bình Sơn, cho hay: Với tải trọng xe khoảng 10 tấn, tùy từng thời điểm giá cả lên xuống mà số tiền mua rơm để lót dưa mỗi chuyến dao động từ 3-5 triệu đồng.

 


 Một điểm bán rơm ở Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức.     công xuân
Theo lời của các chủ rơm ở đây, rơm chủ yếu là bán để lót dưa, còn dùng để trồng nấm, làm thức ăn cho gia súc không đáng kể. Vì vậy năm nào dưa tiêu thụ mạnh và được vận chuyển đi nơi khác nhiều (chủ yếu là ra Lạng Sơn để xuất sang Trung Quốc) thì giá rơm tăng cao, và ngược lại. Riêng tại thời điểm này, giá rơm được bán khoảng 1,1 triệu đồng/tấn. “Không phải lúc nào cũng có rơm sẵn để mua. Nhiều khi dưa hút hàng, muốn mua rơm phải gọi điện thoại đặt trước 5-7 ngày mới có”- một tài xế tên Vũ góp chuyện.

Quảng Ngãi có khá nhiều làng bán rơm, nằm chủ yếu dọc theo trục Quốc lộ 1A. Nhưng nhiều nhất là đoạn đi qua 2 xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ và xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, với số hộ tham gia ước tính trên 40. Theo lời các hộ buôn rơm, nghề này ra đời được khoảng 15 năm và thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận được cho là nơi khởi đầu. Một chủ buôn rơm tên Huệ (45 tuổi, ở Kim Giao) kể: Hơn 14 năm trước, thấy có nhiều người đánh xe ô tô đến hỏi mua rơm để chở về lót dưa hấu vận chuyển đi nơi khác cho khỏi giập, hư hỏng, một số người ở Kim Giao đã đi mua rơm về bán. Từ chỗ ban đầu chỉ một vài hộ đã tăng lên hàng chục, rồi lan sang xã bên cạnh là Đức Lân và nhiều nơi khác trong tỉnh. Để có rơm bán, cứ vào vụ thu hoạch lúa các chủ vựa rơm cho người vào các cánh đồng trong tỉnh mua về trữ. “Cách đây 3-4 năm thì giá rơm mua tại ruộng chỉ khoảng 80.000 đồng/sào, hiện đã tăng lên 200.000 đồng/sào. Cộng các khoản chi phí thuê người gom, tiền chuyên chở về được đến nhà thì giá rơm là khoảng 400.000 đồng/sào”- chị Vân, một chủ buôn rơm, tính toán.

Tuy không nói chính xác, thế nhưng các chủ buôn rơm cho biết: Lợi nhuận khá cao. Ít thì 20-40 triệu đồng/năm, nhiều thì trên dưới 100 triệu đồng/năm. Nghề buôn rơm đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình và cả người trồng lúa.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 38310

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 902334

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72585043