10:14 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nan giải bảo hiểm cho thủy sản

Thứ hai - 27/10/2014 03:22
Việt Nam mới thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được hơn 3 năm. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, với kết quả đã và đang đạt được cùng hiệu ứng trong đời sống, Chính phủ khẳng định vẫn tiếp tục chương trình này.

Nhiều khó khăn

Sau 3 năm kể từ khi thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), 304.017 hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp đã tham gia. Theo các công ty bảo hiểm, phần lớn người nông dân thích tham gia chương trình này, đầu tiên là thấy cái lợi sẽ được đền bù khi gặp thất bát, nhưng dần dần, với sự trợ giúp của các nhân viên bảo hiểm về cách làm ăn, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức sản xuất, người nông dân từng bước biết quy hoạch ruộng vườn, tổ chức lại sản xuất theo những lịch trình phù hợp hơn. Lãnh đạo một ngân hàng tham gia bảo hiểm thủy sản cho biết: “Chúng tôi chưa xác định vấn đề doanh thu trong lĩnh vực này, mà muốn giúp người nông dân làm việc hiệu quả hơn, giúp họ giảm bớt được thiệt hại trong sản xuất”.

Theo Bộ Tài chính, việc triển khai BHNN là một trong những giải pháp hỗ trợ người nông dân trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; tạo ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản theo hướng hiện đại hóa của người sản xuất. Đây là mục tiêu cơ bản mà ngành nông nghiệp mong muốn đạt được để tiến tới sản xuất hàng hóa toàn diện...

Tuy nhiên, giá trị bảo hiểm hiện nay còn hạn chế. Các ngân hàng đều gặp phải vấn đề về vốn, do đó, việc giải ngân cho chương trình này gặp không ít khó khăn.

Chưa kể, sau 3 năm triển khai, doanh thu phí BHNN chỉ là 394.000 triệu đồng, riêng doanh thu phí bảo hiểm thủy sản 218.175 triệu đồng (chiếm 55,4%). Trong khi đó, tổng số tiền giải quyết bồi thường (đến thời điểm 20/6/2014) là 701,8 tỷ đồng; trong đó, đền bù trong lĩnh vực thủy sản là 669,5 tỷ đồng, chiếm hơn 90% số tiền chi bồi thường.

 

Gặp dịch bệnh tôm nuôi, người dân... trông chờ bảo hiểm - Ảnh: Phan Thanh Cường

Phải thay đổi

Theo nhiều người trong cuộc cho rằng, tỷ lệ cơ cấu bảo hiểm có phần chưa cân đối. Cụ thể, trong 304.017 hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm, có tới 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%) và 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%). Trong khi đó các hộ thường chỉ có 24.711 hộ (chiếm 8,1%).

Việc bảo hiểm thiên về các hộ nghèo đã dẫn tới quan niệm “Bảo hiểm là sự giúp đỡ của nhà nước dành cho người nghèo, là chính sách xã hội”. Bởi vậy, người dân chỉ phải nộp khoản phí nhỏ đề chờ nhận được sự hỗ trợ cao khi làm ăn thất bát. Thậm chí cán bộ ngân hàng cho biết là “một số hộ mong chờ nhận tiền bảo hiểm hơn là tiền bán sản phẩm của mình”.

BHNN là một chính sách hỗ trợ xã hội hay một chương trình tín dụng? Các ngân hàng đều cho biết gánh nặng thua lỗ sẽ còn kéo dài và liệu các ngân hàng sẽ còn cầm cự được bao lâu? Các công ty bảo hiểm nhận định do số tiền bảo hiểm trong lĩnh vực thủy sản rất cao, lại trải qua dịch bệnh tôm chết sớm, số tiền đền bù quá lớn. Các tỉnh ĐBSCL đều ít nhiều thiệt hại vì dịch bệnh, trong khi đây là khu vực trọng điểm thí điểm bảo hiểm thủy sản. Cùng đó, các hộ nghèo ít vốn thường không đủ điều kiện chăm sóc tốt tôm cá, không chống được dịch bệnh nên khả năng thất bại rất lớn.

 

Nhà bảo hiểm cần bảo hiểm

Tránh thua lỗ thường xuyên, các ngân hàng đang đi theo hướng ký kết hợp đồng với các đại lý. Các đại lý này là các công ty am hiểu về nông nghiệp, có nhân viên kỹ thuật, có các thiết bị máy móc chuyên môn, để thẩm định và kiểm tra quá trình sản xuất.

Nếu bán bảo hiểm xe máy chỉ một lần, thì việc bán bảo hiểm nông nghiệp nhất là thủy sản hoàn toàn khác, vì mùa màng thay đổi, thời tiết thay đổi, thị trường biến động, nếu chỉ biết bán bảo hiểm để thu phí thì khả năng thất bại rất lớn. Đại diện Công ty AB đã triển khai chương trình làm đại lý cho ngân hàng cho biết, muốn bảo hiểm không bị thua lỗ thì phải hỗ trợ người dân, phải nắm được quy trình sản xuất của họ là tốt hay xấu, thậm chí phải tìm đầu ra cho sản phẩm. Hướng đi của Công ty là sẽ giám sát và hỗ trợ toàn bộ quy trình sản xuất của ngư dân. Bởi, sự thất bại của người nuôi cũng kéo theo sự thua lỗ của đại lý.

Cách tiếp cận của Công ty AB rõ ràng khác hẳn với cách làm của các ngân hàng trong 3 năm qua. Nghĩa là, công ty đại lý này sẽ chỉ lựa chọn những hộ, những cơ sở nuôi trồng có uy tín, có năng lực kinh doanh để bảo hiểm. Việc bảo hiểm do đó mang tính chọn lọc, không đại trà và kèm theo nhiều ràng buộc trong quy trình sản xuất. Cách làm này được triển khai khá thành công ở Thái Lan và một số nước khác. Ưu điểm, việc bảo hiểm có thể triển khai những gói giá trị lớn, đến với các khách hàng lớn, ít rủi ro. Nhưng nhược điểm là những hộ, những trang trại đủ điều kiện và có thể tham gia được vào chuỗi sản xuất, kinh doanh bền vững này là hạn chế, trong hoàn cảnh sản xuất còn manh mún như hiện nay.

Một giải pháp hợp lý hơn cả được đánh giá đó là bên cạnh việc bảo hiểm cho các hộ nghèo và cận nghèo, BHNN (nhất là lĩnh vực thủy sản) cần vươn đến các hộ khá giả, những doanh nghiệp lớn, những khách hàng tiềm năng hơn. Muốn vậy, nguồn vốn cho BHNN chắc chắn sẽ tăng lên nhiều so với con số 7.747,9 tỷ đồng vừa qua. Việc mở rộng bảo hiểm ở khu vực có đời sống cao và có lợi nhuận cao sẽ hứa hẹn giúp cân đối nguồn thu cho ngành bảo hiểm tránh thua lỗ kéo dài.

>> Theo số liệu tổng kết, tổng giá trị bảo hiểm của cả chương trình thí điểm đạt 7.747,9 tỷ đồng. Tính bình quân mỗi hộ được bảo hiểm giá trị 25,5 triệu đồng.

Nguyên Anh

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 413

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 412


Hôm nayHôm nay : 46711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 709237

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70936552