02:06 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người Thái đầu tiên trồng thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao ở Con Cuông

Thứ tư - 12/07/2017 10:01
Sau hơn 2 năm trồng, 160 gốc thanh long ruột đỏ của gia đình ông Lô Văn Phúc bắt đầu cho thu hoạch. Dự kiến năm nay gia đình ông sẽ thu về hơn 80 triệu đồng.

Với khoảng 80 triệu đồng đầu tư giống và vật tư ban đầu, ông Lô Văn Phúc, người dân tộc Thái ở bản Thanh Đào, xã Bồng Khê (Con Cuông) bắt đầu trồng 160 gốc thanh long ruột đỏ từ năm 2015. Được biết, cũng trên diện tích 1.200m2 đất, mấy năm trước gia đình ông từng trồng nhiều loại cây màu, mất nhiều công sức nhưng hiệu quả không cao.

Lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển kinh tế là câu hỏi luôn thường trực ở ông. Trăn trở, đắn đo, ông tìm hiểu thông tin các mô hình phát triển kinh tế của các địa phương. Đầu năm 2015, ông cất công vào tận tỉnh Bình Thuận rồi lên đến Đà Lạt để tham quan, học hỏi những mô hình trồng thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao. Qua tìm hiểu, ông được biết giống thanh long ruột đỏ có năng suất và chất lượng cao hơn giống thanh long ruột trắng, mỗi năm cho thu 7 - 8 lứa quả.

Với gia bán buôn 35.000 đồng/1kg, bán lẻ 40.000 đồng/1kg, ông Phúc cho biết giá trị kinh tế từ cây thanh long cao hơn hẳn so với các cây trồng khác 2 -3 lần. Ảnh: Bá Hậu
Với giá bán buôn 35.000 đồng/1kg, bán lẻ 40.000 đồng/kg, ông Phúc cho biết giá trị kinh tế từ cây thanh long ruột đỏ cao hơn hẳn so với các cây trồng khác 2 -3 lần. Ảnh: Bá Hậu
Một gốc thanh long có thể cho 40 quả/vụ. Ảnh: Minh Hạnh
Một gốc thanh long ruột đỏ có thể cho 40 quả/vụ. Ảnh: Minh Hạnh

Tháng 10/ 2015, ông đầu tư khoảng 80 triệu đồng để mua giống, xây trụ tiến hành trồng giống cây ăn quả mới mẻ này. Ông Phúc cho biết, quá trình chăm sóc, bản thân ông đã tự mày mò tìm hiểu kỹ thuật cũng như cách xử lý cho cây ra hoa quanh năm. Trụ để thanh long leo làm bằng bê tông, hình vuông, có chiều cao khoảng 2,5 - 3m, trụ phải được chôn sâu, chắc chắn để phòng gió bão. Khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây là 2,5m.

Sau khi trồng khoảng 1 năm, cây bắt đầu ra trái, mỗi đợt từ lúc ra hoa cho đến thu hoạch khoảng 2 tháng. Ngoài ra, để tưới cho cây, ông tìm dây cáp quang cũ rồi về cắt bỏ phần lõi, đem đặt cố định dưới gốc làm thành hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động.

Theo tính toán với 160 gốc thanh long ruột đỏ, chăm sóc tốt, mỗi gốc thanh long có thể cho khoảng 40 quả/năm, trung bình mỗi quả nặng 0,3 - 0,4kg, bán với giá 35.000 đồng/kg, mỗi năm cho thu 7 - 8 lứa. Dự kiến năm nay, gia đình thu về khoảng gần 80 triệu đồng.

Để tăng hiệu quả kinh tế, trong vườn thanh long ông Lô Văn Phúc bước đầu nuôi 10 tổ ong mật. Ảnh: Bá Hậu
Để tăng hiệu quả kinh tế, trong vườn thanh long ông Lô Văn Phúc bước đầu nuôi 10 tổ ong mật. Ảnh: Bá Hậu

Tận dụng diện tích này, dưới gốc thanh long ông còn kết hợp nuôi gà, trồng cà và nuôi ong. Ngoài 10 triệu đồng thu được từ bán gà thịt, thì với hơn 10 tổ ong đặt dưới gốc thanh long cũng mang về cho gia đình nguồn thu khoảng 5 triệu đồng/năm.

Ông Phúc chia sẻ thêm: "Thanh long ruột đỏ được người dân trong vùng ưa chuộng vì chất lượng tốt, tuy quả nhỏ hơn so với thanh long ruột trắng nhưng hương vị lại ngọt đậm. Đến vụ thu hoạch, thương lái đến gom tận nơi, người dân cũng đặt mua rất nhiều".

Gia đình ông Lô Văn Phúc thu hoạch thanh long ruột đỏ. Ảnh: Minh Hạnh
Gia đình ông Lô Văn Phúc thu hoạch thanh long ruột đỏ. Ảnh: Minh Hạnh

Hiện nay, thanh long ruột đỏ được rất nhiều người ưa chuộng, giá bán trên thị trường cao gấp 2 - 3 lần so với thanh long ruột trắng. Ông Lô Văn Phúc cũng là người đầu tiên đưa mô hình thanh long ruột đỏ vào trồng trên địa bàn huyện miền núi Con Cuông. Hy vọng, cây trồng này sẽ trở thành cây xóa đói, giảm nghèo không chỉ cho cho gia đình ông Phúc mà còn được nhân rộng cho nhiều hộ nông dân huyện miền núi./.

Minh Hạnh - Bá Hậu
baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 31498

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 295061

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73342032