19:54 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nguy cơ bùng phát đạo ôn cổ bông

Thứ hai - 30/03/2015 22:41
Hệ quả của suốt gần 1 tháng thời tiết âm u, ẩm ướt là trên 600 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, đạo ôn trên lá đã được khống chế. Tuy nhiên, những tàn dư của chúng đang là mối đe dọa xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông khi cây trồng bước vào thời kỳ ngậm sữa, trổ bông...

Đạo ôn lá được khống chế

Cách đây khoảng 2 tuần, bà con nông dân toàn tỉnh như “ngồi trên đống lửa” khi chứng kiến những cánh đồng lúa dần lụi tàn vì đạo ôn. Thuốc phun xuống bao nhiêu cũng chẳng thấm tháp gì khi trời vẫn mưa, rét kéo dài. Hệ quả của kiểu thời tiết như muốn “trêu ngươi” con người ấy là trên 600 ha lúa xuân bị đạo ôn “ăn” trụi lá.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn thì vụ xuân 2015 là một trong những vụ sản xuất có diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây. Ban đầu, bệnh chỉ xuất hiện trên nhóm giống X (Xi 23 và NX 30) nhưng về sau đã phát tán trên diện rộng, lây lan sang cả nhóm giống thuộc trà xuân muộn như: KD18, BTE1 và PC6. Cộng với thời tiết “ủng hộ”, loài nấm này cứ thế sinh trưởng, hoành hành trên lá non với tốc độ chóng mặt.

Nguy cơ bùng phát đạo ôn cổ bông

Bà con xã Đức Long (Đức Thọ) chăm sóc lúa xuân.

Cuộc chiến với dịch hại được các địa phương gấp rút triển khai. Bên cạnh chỉ đạo sát các biện pháp kỹ thuật phun phòng trừ bệnh dịch, một số địa phương chủ động kết nối với các công ty thuốc bảo vệ thực vật để cùng nông dân ra đồng.

Ông Nguyễn Anh Tài - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi Hương Sơn cho biết: “Sau khi phát hành công điện phòng trừ đạo ôn trên toàn huyện, huyện đã phối hợp với Công ty Khử trùng Việt Nam và Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang, Segenta Việt Nam tổ chức tập huấn, phun trình diễn ở những “điểm nóng” để bà con tiếp cận kỹ thuật và quy trình đúng nhất. Nhờ vậy, công tác phòng trừ được thực hiện một cách tập trung, đồng bộ, tạo được hiệu quả cao trên đồng ruộng”. Từ địa phương có diện tích lây nhiễm lớn nhất tỉnh (235 ha), chỉ sau một tuần, bệnh dịch đã cơ bản được khống chế.

Đến thời điểm hiện tại, diện tích nhiễm trên toàn tỉnh đã co cụm còn lại trên 400 ha. Tỷ lệ bệnh 5-10% lá, nơi cao 15-20% lá, cục bộ 35-40% lá. Điều đáng mừng, mấy năm gần đây, ý thức phòng trừ sâu bệnh của bà con nông dân được nâng lên rõ rệt, không chỉ chủ động giải pháp mà việc tuân thủ quy trình kỹ thuật cũng cải thiện hơn. Trong số diện tích được phòng trừ thì có trên 1.500 ha qua phun lần 1 và 300 ha đã được bà con phun đến lần 2, lần 3. Những đám ruộng từng bị bệnh ăn trụi mấy ngày trước, lá non đã mọc lên.

Đạo ôn cổ bông “rình rập”

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Trong số các đối tượng gây hại cho cây trồng thì nấm đạo ôn là một trong những loài ký sinh gây hại đáng lo ngại nhất. Ảnh hưởng của chúng khá rộng và sự nảy sinh, lây lan nhanh đến khó kiểm soát, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm, mưa. Tất nhiên, cao điểm của đạo ôn hại lá chỉ xuất hiện vào khoảng 5/3 - 20/3, trùng với tiết Kinh trập. Nói như vậy không có nghĩa thời điểm nguy hiểm nhất của đạo ôn lá đã qua, cây trồng đang phải đối mặt với giai đoạn 2 của bệnh này - đạo ôn cổ bông, đe dọa tụt giảm năng suất, thậm chí là mất trắng, không kịp trở tay”.

Thông thường, diện tích nào đã bị đạo ôn lá thì gần như không thể tránh khỏi đạo ôn cổ bông, nhất là đối với vụ xuân ấm năm nay. Vào thời điểm này, lúa đã bắt đầu phân hóa đòng trong điều kiện thời tiết liên tục mưa phùn, ẩm ướt, là môi trường thuận lợi để phát sinh bệnh dịch nguy hiểm này. Theo ông Thanh, các địa phương phải chủ động phương án phòng là chính. Theo đó, buộc phải tổ chức chỉ đạo phun thuốc ở những vùng đã nhiễm đạo ôn lá và vùng nguy cơ lây nhiễm. Thời điểm xử lý tập trung bắt đầu từ lúc lúa bước vào giai đoạn đòng già đến trổ vè (từ 5/4 - 10/4).

Giữa lúc thời tiết đang “ủng hộ” bệnh đạo ôn thì chỉ còn 5-7 ngày nữa, đồng lúa Cẩm Xuyên đón đợt thúc đòng quyết định cho mùa vụ. Đây là điều tối kỵ khi bệnh đạo ôn đang diễn biến phức tạp. Ông Bùi Quang Dung - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Điều may mắn là Cẩm Xuyên cơ cấu 100% xuân muộn nên diện tích đạo ôn lá không đáng kể. Tuy nhiên, thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa phùn, ẩm độ trên đồng ruộng lớn. Bón thúc vào thời điểm này chẳng khác nào là “mồi nhử” cho bệnh dịch phát sinh. Hiện nay, chúng tôi đang tăng cường công tác điều tra, chỉ đạo phun phòng trừ sớm”.

Theo các chuyên gia, để phòng trừ bệnh đạo ôn hiệu quả nhất, ngoài biện pháp kỹ thuật, quy trình canh tác thì yếu tố then chốt vẫn là giống lúa. Nhìn thẳng vào vấn đề, thêm một lần nữa để người nông dân và ngành chuyên môn cân nhắc việc cơ cấu giống X trong bộ giống chủ lực. Đã đến lúc “ông cụ” X nên được thay thế bởi loại giống tiến bộ có chất lượng và ứng phó tốt với ngoại cảnh.

Nguyễn Oanh - Chính Cương
Nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đạo ôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 39393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 439711

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60761668