16:56 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều phương pháp diệt trừ lũ chuột

Thứ năm - 18/04/2013 11:15
Làm ăn mà để chuột phá thì coi như công cốc. Riêng ở huyện Hoằng Hoá (Thanh Hóa), vụ này chuột phá sạch 6.600ha lúa! Nhìn ra cả nước thì thấy, nạn chuột thành đại dịch.
Nhiều phương pháp diệt trừ lũ chuột

Nhiều phương pháp diệt trừ lũ chuột

Nước ta là nước nông nghiệp, lúa, ngô, khoai, sắn vẫn là những sản phẩm chính. Thế nhưng, tất cả những sản phẩm đó đều là món khoái khẩu của chuột. Chúng tìm mọi cách moi bằng được dù chúng ta cất giữ ở đâu. Còn ngoài đồng ruộng, hiện nay, nhiều nơi chuột tung hoành - bà con mình chỉ còn biết khóc dở mếu dở...

Chuột lại đẻ rất khoẻ. Người ta tính, từ một đôi chuột, sau 3 năm, chúng đã nhân đàn lên tới 350.000.000 con! Với đội ngũ khủng khiếp đó, nếu ta không tìm cách diệt trừ thì chúng sẽ phá nát cuộc sống của chúng ta. Chuột phá hoại mùa màng, tấn công vào kho tàng, nhà cửa, đục khoét đê điều... và còn truyền nhiều loại bệnh tật cho người và gia súc.

Có nhiều phương pháp để diệt trừ lũ phá hoại này. Trước hết là các biện pháp sinh học. Ta phải kể ra đây các đối tượng hiệu nghiệm nhất đó là: Chó, mèo, rắn, chim cú. Bọn này săn chuột rất tài. Chỉ tiếc là, nhiều nơi lại bắt hết rắn, bắn cả chim cú và bán tất cả mèo cho Trung Quốc. Những việc làm đó rất tai hại. Thiếu chúng, số lượng chuột tăng vọt lên ngay. Người ta còn dùng các chủng vi sinh vật gây bệnh cho chuột để làm bả diệt chúng. Biện pháp này cũng rất hiệu quả.

Biện pháp thứ hai là bằng hoá học. Ta có nhiều loại hoá chất gây tử vong cho chuột. Chúng thường được xếp thành hai nhóm: Nhóm cấp tính và nhóm mãn tính. Nhóm cấp tính (như kẽm phốt phát) có thể làm chuột chết ngay sau khi ăn. Nó giãy giụa tại chỗ rồi chết. Còn nhóm mãn tính (như warfarin, calcireol) thì tác động dần dần. Nó thường gây nứt mạch máu, làm chuột bị xuất huyết. Người ta thường trộn các hoá chất này vào thức ăn hoặc nước uống của chuột tạo nên loại bả khô và bả nước. Cần lưu ý, các loại thuốc này cũng rất độc với người và gia súc. Nên thông báo lịch đặt bả cho mọi người để phòng tránh.

Biện pháp thông dụng nhất là đánh bắt và bẫy. Hiện nay, nổi tiếng nhất là bẫy chuột của “vua chuột” Trần Quang Thiều (ở Bình Vọng, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội, điện thoại: 0904.436.594). Đây là loại bẫy không cần mồi nhưng rất nhạy. Chỉ cần 2-3 ngày là ta có thể diệt hết chuột trên hàng trăm ha. Có thể đánh nó trên mặt đất, trên cây, trên dây điện và cả trên mặt nước. Giá mỗi cái bẫy của ông chỉ 9.000 đồng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 146


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 234336

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73281307