03:33 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những đột phá trong nuôi trồng thủy sản

Thứ năm - 04/09/2014 19:56
Hiệu quả và bền vững đang là yêu cầu cấp bách được đặt ra đối với công nghiệp nuôi trồng thủy sản toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn thủy sản phát triển nhanh như hiện nay. Đến nay, đã ghi nhận 5 đổi mới giúp cải thiện thực trạng của ngành này.

Kết hợp lúa - cá

Lợi thế của việc tích hợp “trồng lúa - nuôi cá” đã tạo ra những vụ mùa giàu dinh dưỡng. Cá làm tăng sự tích trữ phốt pho và nitơ vào đất; giảm đáng kể tảo và cỏ mang mầm bệnh ảnh hưởng tới lúa; tăng cường chất dinh dưỡng cho lúa cũng vốn là nguồn thức ăn yêu thích cho cá; thêm nguồn thu khi nông dân trên cùng một đơn vị diện tích.

Ở Bangladesh, nơi 80% diện tích đất canh tác được dùng để trồng lúa, có 2 nhà nghiên cứu thuộc Đại học Charles Darwin (Australia) đã nghiên cứu về lợi ích của việc tích hợp nuôi cá trong ruộng lúa vào năm 2010. Họ phát hiện ra rằng nếu trồng aman (giống lúa canh tác phổ biến nhất ở Bangladesh), sản lượng mùa vụ sẽ tăng 12% trong các hệ thống tích hợp hơn là mô hình trồng lúa độc canh, đồng thời giảm đáng kể phân bón và thuốc trừ sâu. Một nhà nghiên cứu khác thuộc Đại học Shimane (Nhật Bản) cũng nhận thấy những nông dân “nuôi cá - trồng lúa” có doanh thu cao hơn 5 - 11% so với độc canh lúa.

 

Dùng cá biển chống rận cá hồi

Sự lây lan dịch bệnh trong NTTS tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho không chỉ cá nuôi nhốt mà còn ảnh hưởng tới đánh bắt cá hoang dã, mặc dù chúng chỉ xuất hiện tự nhiên trên cá hồi, gọi là “rận cá hồi”, như loài cá hồi hoang dã và cá hồi biển có 3 - 5 lần rận, và nó được xem là “liều thuốc tử thần”. Hơn nữa, rận có thể lan truyền từ cá sang cá trên vùng rộng thông qua các con nước, tạo thành một dịch bệnh rất khó điều trị. Nếu NTTS đóng góp vào sự phát tán dịch bệnh chết cá trong điều kiện sống tự nhiên thì sau đó nó sẽ làm sụp đổ nghề đánh bắt cá hoang dã.

Vì đó, các nhà khoa học thuộc Đại học Stirling (Scotland) đang nghiên cứu tác động của cá biển, một họ cá có thể làm sạch ký sinh trùng bám lên các loài cá khác; đồng thời, cho thấy nó kiểm soát đáng kể rận trên loài cá hồi nuôi. Kết quả: vào tháng 9/2011, hai công ty nuôi cá hồi lớn nhất Scotland cùng thông báo rằng họ đã bắt tay với Đại học Stirling nhằm thẩm tra các loài cá biển tốt nhất để chống lại rận cá hồi. Mỗi công ty đầu tư gần 700.000 USD nhằm phát triển và nuôi đủ lượng cá biển, sau đó triển khai cho các trại cá hồi Đại Tây Dương trên khắp Scotland.

Mô hình cá - lúa mang lại hiệu cả cao - Ảnh: Thanh Ngân

 

Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Một dạng thức NTTS đã trở nên phổ biến trong những năm vừa qua được gọi là “Các hệ thống NTTS tuần hoàn” (RAS). Những hệ thống này sẽ tái tuần hoàn nước đã qua sử dụng trong bể nuôi cá sau khi nước chảy qua bể xử lý, tiết kiệm 99% nước so với các hệ thống NTTS bình thường. Do chúng được duy trì trong các môi trường được kiểm soát nên RAS có thể giảm chất thải, cũng như sự cần thiết dùng thuốc kháng sinh hay chất hóa học chống lại dịch bệnh, đồng thời phòng bệnh cho cá và ký sinh trùng trên cá. RAS cũng có thể kết hợp trồng cây trong nước, cây sẽ sinh trưởng mạnh vì nước giàu dinh dưỡng và giúp làm sạch nước để có thể tái sử dụng.

Thêm vào đó, RAS còn ít gây tổn hại tới môi trường, bởi chúng giảm thiểu ô nhiễm và giảm không gian nuôi cá. Clifford Fedler, một giáo sư kỹ thuật tại Đại học Công nghệ Texas (TTU) đã lấy ý tưởng của RAS, sáng tạo ra một hệ thống xử lý nước thải và tạo ra sinh khối, sau đó được sử dụng làm nhiên liệu tái tạo. Năm 2004, hệ thống đã được lắp đặt tại một làng ở Peru. Ngày nay, nó biến nước thải thành nhiên liệu tái sử dụng, cung cấp điện năng để nấu nướng và thắp sáng.

 

Dùng cá địa phương làm thức ăn

Nhiều nhà nghiên cứu, như Rosamund Naylor và Marshall Burke (Đại học Stanford) ước tính rằng NTTS theo mô hình công nghiệp quy mô lớn là “mương lưới” cho nguồn cung cá thế giới. Nghĩa là các trại đang nuôi cá lớn như cá ngừ, thực sự đã tiêu thụ nhiều cá hơn trong dạng thức cho ăn trên mặt đất hơn là chúng được sản xuất để cho con người tiêu thụ. Ngoài ra, nông dân đang ngày càng cắt giảm chi phí bằng cách cho ăn bột cá đối với loài cá ăn thực vật như truyền thống. NTTS phụ thuộc vào nguồn cung cá địa phương làm thức ăn cho cá lớn; điều này có thể làm giảm đầu vào của hoạt động công nghiệp.

Nhiều trang trại nuôi cá ngừ ở Baja California chủ yếu dựa vào mùa vụ, họ đánh bắt cá mòi ở biển Thái Bình Dương làm thức ăn cho cá. Bên cạnh đó, phương pháp cho ăn thay thế đã làm giảm nhiều nguy hiểm cho hoạt động NTTS công nghiệp; vì thức ăn đến từ các quần thể tự nhiên, làm giảm nguy cơ của các loài vật ngoại lai mà có thể gây  tương tác tiêu cực đối với cá hoang dã. Theo nhà nghiên cứu Peter Tyedmers (Đại học Dalhousie, Nova Scotia), thức ăn không cần phải chế biến, không quá tốn kém chi phí vận chuyển và giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Vai trò của phụ nữ

Phụ nữ ở các nước đang phát triển có vai trò lớn trong NTTS bền vững, quy mô nhỏ, bởi họ thường đảm nhiệm quản lý đất đai của gia đình. NTTS theo hướng thương mại thay thế các ruộng lúa hay hoạt động nông nghiệp khác thì phụ nữ thường đảm nhiệm. Sự tham gia của phụ nữ trong các hệ thống NTTS tại gia, như ao cá trong vườn, sẽ cho một nguồn thu ổn định. Những hoạt động này cũng giúp tăng nguồn thu, dinh dưỡng...

Ứng dụng điển hình: trong một bang ở miền Nam Ấn Độ, các nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu M.S Swaminathan đang đào tạo 30 phụ nữ trong các hoạt động NTTS tại gia, nuôi cá cảnh để bán. Cá cảnh được chọn lựa trên ruộng lúa bởi chúng chỉ cần không gian nuôi nhỏ, kỹ năng tay nghề nuôi, thời gian… Chương trình này đã liên kết phụ nữ với tín dụng, công nghệ, cơ sở hạ tầng, đào tạo, việc làm, buôn bán, cung cấp một công cụ quyền lực nhằm cải thiện đời sống phụ nữ nghèo khó, vùng sâu, vùng xa.

Nguyễn Thanh Hải/ thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264


Hôm nayHôm nay : 46490

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1303971

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74350942