22:25 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những lưu ý đầu vụ lúa đông xuân

Chủ nhật - 11/11/2012 22:30
(Diễn giả: PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; TS Hồ Văn Chiến, GĐ Trung tâm BVTV phía Nam; KS Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền)

ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ lúa ĐX, vụ chính quan trọng nhất và cho năng suất, hiệu quả nhất cho người trồng lúa. Khác với những năm trước, năm nay lũ ở ĐBSCL rất nhỏ nên có thể gây ra một số hệ lụy cho SX lúa.

Theo PGS.TS Phạm Văn Dư, diện tích xuống giống vụ lúa ĐX năm nay của các tỉnh khu vực ĐBSCL trong khoảng 1.574.000 ha, tương đương năm ngoái, trong đó đã có khoảng 150.000 ha đã được nông dân xuống giống sớm.

Căn cứ vào mực nước, lịch thủy triều và dự báo rầy nâu, việc xuống giống đồng loạt né rầy vẫn cần được tuân thủ chặt chẽ. Sau khi thảo luận với các địa phương, lịch xuống giống chia làm 2 đợt, đợt 1 từ 20/11 - 7/12/2012 (từ 7/10 - 24/10 âm lịch), đợt 2 từ 17/12/2012 - 5/1/2013 (từ 5/11 - 24/11 âm lịch).

Các địa phương cần tập trung lực lượng để xuống giống đợt 1 càng nhiều càng tốt, bởi các trà lúa được xuống giống trong vụ này sẽ có nhiều thuận lợi để cho năng suất cao. Dự kiến diện tích xuống giống đợt 1 sẽ được khoảng 700.000 ha, đợt 2 khoảng 600.000 ha.

NHỮNG LƯU Ý VỀ DINH DƯỠNG

Do không có phù sa, không có nước để tẩy rửa vệ sinh đồng ruộng nên sẽ kéo theo một số hệ lụy mà trước hết là nguy cơ ngộ độc hữu cơ cao. Do không có lụt nên tàn dư thực vật trên đồng ruộng sẽ rất nhiều, bao gồm cỏ dại, lúa cỏ, lúa chét, lúa rài. Theo ước tính đã có khoảng 30% diện tích bị nhiễm cỏ dại. Để giảm thiểu ngộ độc hữu cơ, lúc làm đất dọn cỏ bà con lưu ý cần đưa tàn dư thực vật lên bờ ruộng mà không cày vùi xuống.

Việc không có phù sa đòi hỏi lượng phân bón cũng cao hơn, và yêu cầu tỷ lệ cân đối mà trước hết là lân và kali cần thiết ngay từ đầu vụ. Cũng không nên nghe theo quảng cáo của một số chế phẩm vi sinh vật mà giảm lượng phân lân, bởi ở vụ đầu tiên vi sinh vật có thể phân giải lân được tích lũy qua nhiều vụ trong đất nhưng sẽ thiếu và thiếu lân trầm trọng ở vụ thứ 2, thứ 3. Kali cần thiết cho sức đề kháng của cây lúa còn non nên cũng không thể thiếu nên cần bón lót kết hợp với việc làm đất kỹ.

Cũng không nên sử dụng phân lỏng bơm thẳng vào đồng ruộng vì qua thực tế thấy phân này tỷ lệ dinh dưỡng không cân đối, lúa dễ bị lốp đổ, nguy cơ nhiễm sâu cuốn lá và các bệnh khác như đạo ôn cao

NHỮNG LƯU Ý VỀ BVTV

Theo TS Hồ Văn Chiến, hệ lụy của việc nước lũ thấp sẽ gây nên một số khó khăn cho canh tác, trong đó nổi bật là các nguy cơ dịch hại như cỏ dại, ốc bươu vàng, chuột bọ, rầy nâu, đạo ôn...

Về rầy nâu: Hiện tại trên đồng ruộng ở ĐBSCL đang có khoảng 300.000 ha lúa ở các giai đoạn khác nhau, trong đó có 6000 ha nhiễm rầy nâu và 200 ha nhiễm virus vàng lùn, lùn xoắn lá, bởi vậy có nguy cơ cao nhiễm 2 đối tượng dịch hại này ở các trà lúa vụ ĐX nên việc xuống giống đồng loạt, né rầy cần được quản lý chặt chẽ.

Ốc bươu vàng cũng là dịch hại nguy hiểm.Nếu có nước lớn thì ốc bươu vàng thường tập trung ở các cửa sông, cửa lạch lớn nhưng nay nước nhỏ nên chúng phát tán ngay trên đồng ruộng, bởi vậy trước khi xuống giống cần phải cảnh giác với nguy cơ này.

Nước nhỏ cũng sẽ tạo điều kiện cho chuột sinh sôi nảy nở nhiều hơn và chúng sẽ tấn công ngay khi xuống giống nên rất cần thiết phải phòng trừ. Trong điều kiện chuột nhiều thì cần thiết phải sử dụng bẫy cây trồng cộng đồng.

CHỐNG THẤT THOÁT PHÂN BÓN

Trong điều kiện nước ít như năm nay thì có nhiều diện tích nhiễm phèn. Trên đất nhiễm phèn nặng thì cần thiết sử dụng phân lân kiềm, đó là các phân lân nung chảy của Ninh Bình, Văn Điển. Trên chân đất nhiễm phèn nhẹ và đất phù sa thì nên sử dụng phân lân trung tính như DAP.

Sử dụng DAP tiện lợi ở chỗ DAP là loại phân vừa có lân và có đạm hàm lượng cao, tan nhanh, tan hoàn toàn trong nước nên sẽ giảm thiểu được công vận chuyển, tuy nhiên cũng sẽ dễ gây nên thất thoát lớn. Khảo sát của các nhà khoa học cho thấy lượng lân mà lúa sử dụng được chỉ đạt 25 - 30% lượng lân bón vào, phần lớn chúng bị chuyển thành dạng khó tiêu.

Với màng AVAIL, các nhà nông hóa Mỹ đã thành công trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân lên 50%. ở VN, Lào, Camphuchia, AVAIL được Cty CP Phân bón Bình Điền nhập khẩu độc quyền và SX nên phân bón DAP Đầu trâu 46 P+. Khác với DAP thông thường, DAP Đầu trâu 46 P+ được đóng bao 35 kg nhưng giá trị sử dụng bằng với bao phân DAP thông thường 50 KG nhưng với giá rẻ hơn.

Ngoài DAP Đầu trâu 46P+, Bình Điền còn có Đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ và cũng được đóng bao 35 kg nhưng giá trị sử dụng bằng với bao phân urê 50 kg. Chất Agrotin có trong phân đạm hạt vàng ngăn cản không cho men Ureaza phân hủy urea thành ammoniac để bốc hơi nên sẽ giảm thất thoát phân đạm từ 25-30%.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 284


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 634250

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70861565