08:13 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những lưu ý khi trồng dưa leo trên đất ruộng

Thứ năm - 26/06/2014 20:40
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều nông dân ở ĐBSCL và Đông Nam Bộ đã chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu, trong đó có dưa leo.
Những lưu ý khi trồng dưa leo trên đất ruộng

Những lưu ý khi trồng dưa leo trên đất ruộng

Dưa leo trồng được nhiều vụ trong năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính là hè thu (gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 7 – 8), vụ đông xuân (gieo trồng tháng 10 -11, thu hoạch tháng 12 -1) và vụ xuân hè (gieo trồng tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 3 – 4).

Đất trồng dưa leo phải cao ráo, gần nguồn nước tưới tiêu, ít nhiễm phèn, mặn, độ pH = 5 - 7, độ mặn dưới 2 phần nghìn, thoát nước tốt trong mùa mưa. Đất được cày/cuốc phơi ải 7 - 10 ngày kết hợp rải vôi 30 - 50kg/1.000m2 và dọn sạch cỏ dại. Đất được lên liếp tùy theo mùa vụ, địa hình, cao 20 - 40cm, rộng 0,8 - 1,2m, giữa hai liếp có rãnh rộng 30 - 40cm.

Gieo hạt vào các hốc đã làm sẵn, mỗi hốc cách nhau 30 - 40cm, gieo 2 - 3 hạt/hốc, độ sâu gieo hạt 3 - 5cm, tưới nước và tủ rơm. Cần gieo 5% bầu để giặm các lỗ bị chết. Hoặc có thể gieo 100% cây bầu đủ cho trồng hết diện tích thì ít giặm.

Áp dụng phân bón hỗn hợp NPK 1:1:2. Ngoài lượng phân chuồng khoảng 2 - 3 tấn/công (1.000m2) thì số phân khoáng tính theo công thức nguyên chất cần bón khoảng 100kg N + 100kg P2O5 + 200kg K2O/ha. Có thể chọn loại phân NPK 6-6-12; 3-5-7, hoặc dùng những loại phân có hàm lượng kali cao để bón như 11-7-14; 11-11-22; 15-15-20; 20-7-25... Chú ý tính lượng phân bón thương phẩm sao cho tương đương công thức nguyên chất trên để đảm bảo cân đối phân bón.

Trường hợp sử dụng phân đơn và DAP: Thời kỳ bón và lượng phân cho 1.000m2 như sau: Bón lót trước khi trồng khoảng 5 ngày gồm tro trấu 5 bao (loại bao đựng lúa) + phân hữu cơ 15 bao + 5kg urê + 10kg lân + 5kg kali + 3kg DAP. Bón thúc lần 1 sau trồng khoảng 10 ngày gồm: Urê 5kg + 3kg kali + 3kg DAP. Bón thúc lần 2 sau trồng khoảng 20 ngày, bón: 6 – 7kg urê + 10kg lân + 4kg kali + 3kg DAP. Thúc lần 3 sau trồng khoảng 30 ngày gồm: 6kg urê + 4kg kali + 3kg DAP. Thúc lần 4 sau trồng khoảng 40 ngày gồm: 5kg urê + 4kg kali.

Chú ý bón lót toàn bộ phân hữu cơ trộn phân vô cơ (nêu trên) + 1kg Borat trộn xong bón từng hốc, khi gieo hạt xong lấp tro trấu. Phân DAP + phân vi lượng (nếu có) tưới xen kẽ các lần bón phân trên do dưa leo rất mẫn cảm với phân, nên bón bằng cách hòa nước tưới nhiều lần mỗi lần một ít, tưới phân vào gốc và tưới nước xả.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 176


Hôm nayHôm nay : 44305

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 995334

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72678043