09:03 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân bán ruộng “lúa non” để tránh hạn, mặn kỷ lục

Thứ sáu - 19/02/2016 02:19
Trước ảnh hưởng nặng nề của hạn, mặn, tại xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, nhiều nông dân cố gắng vớt vát chút vốn liếng bằng cách bán lại ruộng lúa vừa sạ cho chủ khác canh tác, chỉ lấy tiền công cày trục và giống.
Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều trà lúa đông xuân đang được nông dân thu hoạch rộ. Điều làm người trồng lúa lo lắng là giá cả đang rất trồi sụt vì tình hình… hạn, mặn nghiêm trọng.
Năng suất giảm do hạn mặn
Trao đổi với PV, nhiều nhà nông tại các tỉnh miền Tây cho biết, do vụ đông xuân năm nay nước lũ về thấp cộng thêm nước mặn xâm nhập, nên không có phù sa bồi đắp đồng ruộng, thiếu nước để tháo chua, rửa phèn, đồng thời lượng mưa ít, nắng nhiều nên không thuận lợi cho lúa phát triển. Nông dân phải sử dụng nhiều loại phân, thuốc phòng ngừa dịch bệnh, nhưng năng suất lúa vẫn giảm, trong khi chi phí sản xuất lại tăng.
Nông dân thị trấn Rạch Gòi (Hậu Giang) thu hoạch lúa đông xuân. ảnh: CHÚC LY
Đang tất bật trên đồng để đưa máy gặt vào thu hoạch 5 công lúa đông xuân, lão nông Lê Văn Hiệp ngụ ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ), chia sẻ: “Ở vụ đông xuân năm ngoái, năng suất đạt khoảng 900kg/ha, còn năm nay do chuột cắn phá quá, nước lũ cạn nên ít phù sa, năng suất giảm  chỉ còn 600kg/ha. Đây là vụ chính trong năm, nông dân rất kỳ vọng có lợi nhuận cao để bù lại các vụ khác, tình hình này chắc lãi dưới 2 triệu đồng/ha”.
   "Bà Nguyễn Thị Kiều – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, cho biết: “Lúc này doanh nghiệp chưa mua lúa nhiều, nếu mua thì tập trung vào các giống lúa OM để xuất khẩu vào các thị trường dễ tính. Đến vụ hè thu, thu đông thì các doanh nghiệp mới có hợp đồng ở các thị trường khó tính, lúc này họ mới mua nhiều các giống lúa Jasmine, giá các giống Jasmine mới lên”.
Còn anh Lê Công Chánh ngụ ấp Xáng Mới C, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), than thở: “Năm nay tình hình nước dưới ruộng vô cùng khó khăn, do thiếu nước nên phải bơm thường xuyên, lại ảnh hưởng xâm nhập mặn khiến năng suất giảm khoảng 300kg/ha. Nếu năm rồi với 2ha lúa tôi lãi trên 100 triệu đồng, thì nay chỉ còn một nửa do giá lúa không tăng hơn so với năm trước mà năng suất giảm, chi phí tăng”.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việttại tỉnh Hậu Giang, TP.Cần Thơ, hiện lúa Jasmine 85 được thương lái thu mua với giá 4.600 đồng/kg (lúa tươi); IR50404 dao động ở mức 4.300-4.350 đồng/kg.
Còn tại Đồng Tháp, nhiều nông dân cho biết, giá lúa của các giống lúa đều giảm so với trước tết, đặc biệt các giống lúa chất lượng có giá không cao hơn giống lúa IR50404 bao nhiêu, trong khi dài ngày chăm sóc, nặng phân, thuốc hơn. Hiện giống IR50404 giữ ở mức 4.450 đồng/kg (giảm khoảng 150 đồng/kg so với trước tết); còn giống Jasmine 85 có giá 4.550 đồng/kg (giảm khoảng 200 đồng/kg), các giống chất lượng cao khác như OM 4900, Nàng Hoa đều giảm, giữ ở mức khoảng 4.500-4.600 đồng/kg.
Làm liều bán “lúa non”
Trước ảnh hưởng nặng nề của hạn, mặn, tại xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, nhiều nông dân cố gắng vớt vát chút vốn liếng bằng cách bán lại ruộng lúa vừa sạ cho chủ khác canh tác, chỉ lấy tiền công cày trục và giống. Còn những người “bạo gan” mua lại lúa thì nay chỉ còn cách chờ nước ngọt để cứu lúa.
Ông Văn Hùng (ấp Tân Lực, xã Tân Hưng) - một trong những hộ đã bán “lúa non”, cho biết: “Sau khi tôi sạ lúa được 10 ngày tuổi thì nước mặn xâm nhập sâu, phải bơm nước liên tục vào ruộng, sợ rằng càng đầu tư sẽ càng thua lỗ nên tôi bàn với vợ bán 12 công “lúa non” cho người khác. Tôi phải chấp nhận bán lúa với giá 310.000 đồng/công, trong khi chi phí sản xuất đến thời điểm đó là khoảng 600.000 đồng/công”.
Không chỉ các giống lúa thông thường giá cả trồi sụt do ảnh hưởng của thời tiết, thì hiện nay nhiều nhà nông sản xuất giống lúa chất lượng cao cũng đang đau đầu bởi đầu ra hết sức khó khăn.
“Tình hình giá lúa chất lượng cao như năm nay là nông dân mình thiệt thòi, giờ thương lái còn không chịu vô mua, kéo dài thời gian cắt, gây hao hụt cho nông dân” - ông Nguyễn Công Lý ngụ xã Phương Lý, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho hay.
 Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 112


Hôm nayHôm nay : 60630

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1020778

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61342735