03:21 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuống đồng ngày xuân trên rẻo cao

Chủ nhật - 14/02/2016 21:07
Ngày mùng 4 tết, khi không khí xuân vẫn còn vương vấn trên những cành đào nở rực trước hiên nhà, thì người dân ở các xã của huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã nô nức kéo ra nhau ra đồng để cấy lúa xuân đúng thời vụ.
 
 
Dân chủ động xuống đồng

 

Trong cái rét ngọt của buổi sớm đầu xuân, cả gia đình anh Tráng A Hồ, thôn Suối Giao, xã Xà Hồ (Trạm Tấu) kéo nhau ra đồng. Mỗi người một việc, người bừa, người nhổ mạ, người cấy lúa, phân công nhau làm thoăn thoắt. Năm nay nhà anh gieo cấy gần 2000m2 ruộng.

Đợt rét đậm, rét hại kỷ lục trước Tết Nguyên đán đã ảnh hưởng ít nhiều tới lứa mạ được gieo từ trước của gia đình anh. “Cuối năm vừa rồi, tuyết phủ trắng cả cánh đồng, may sao trước đó cán bộ xã, huyện đã hỗ trợ bạt nilon để che chắn, theo dõi sát sao nên đợt mạ này chết ít, số còn lại vuợt qua được vẫn tươi xanh mơn mởn, đủ gieo cấy lúa vụ xuân” – anh Hồ cho hay.

 

 

Càng về trưa, không khí xuống đồng càng nhộn nhịp, bà con kéo ra đồng càng đông. Suối Giao là thôn có diện tích sản xuất vụ đông nhiều nhất nhì xã. Nhìn cả cánh đồng tấp nập người làm việc, trưởng thôn Suối Giao - Thào A Chểnh phấn khởi nói: Cả thôn có 23 ha ruộng, đều cấy hai vụ.

Nói đâu xa, chỉ mấy năm trước thôi, đất đai tốt thế nhưng bà con trong bản chỉ gieo cấy một vụ với giống lúa của địa phương, trồng vào tháng 4 – 5, thu hoạch vào tháng 10 – 11. Giống năng suất thấp nên làm mãi vẫn đói. Từ khi cán bộ huyện, xã vận động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, trồng các giống lúa lai, thu hoạch của bà con khá hơn hẳn. Giải quyết được cái khâu thiếu lương thực rồi. Nên từ ba năm nay, cứ đúng ngày, đúng giờ là bà con tự khắc xuống đồng, nhổ mạ cấy lúa, chứ không nề hà gì chớm tết đầu xuân”.

 

Xã Hát Lừu được coi là cánh đồng lúa lớn của huyện Trạm Tấu, với lợi thế đất đai bằng phẳng. Ở đây người dân không chỉ là những người đầu tiên chuyển đổi sang trồng lúa hai vụ mà còn đang bắt đầu học hỏi để làm 3 vụ, hai vụ lúa và một vụ màu. Ông Lò Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết: Để chuẩn bị điều kiện cho sản xuất vụ lúa xuân, ngay từ đầu vụ xã đã kiện toàn lại Ban chỉ đạo sản xuất do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên xuống các thôn, bản để đôn đốc bà con nông dân chủ động  tiến hành làm đất, bảo vệ diện tích mạ gieo, cấy hết diện tích trong khung thời vụ và một số diện tích đang thử nghiệm để rút ngắn thời gian, tranh thủ trồng thêm vụ màu.

 

Cán bộ nhiệt tình, tâm huyết

 

Nhìn những hàng mạ được cấy thẳng tắp, anh Nguyễn Thành Hưng – Trưởng phòng NN huyện Trạm Tấu không giấu được niềm vui: Dân số huyện chủ yếu là người DTTS, do tập quán canh tác lạc hậu nên trước đây người dân chỉ làm một vụ lúa/năm, việc vận động nhân dân làm lúa xuân ở đây hết sức khó khăn.

Chính vì có những cán bộ tâm huyết như vậy nên năng suất lúa vụ chiêm xuân ở Trạm Tấu luôn đạt 48 – 49 tạ/ha, lúa mùa đạt 39 – 30 tạ/ha. Người dân từ chỗ đói nghèo đã chủ động được lương thực.

Nhưng từ việc xây dựng thành công 2 mô hình điểm ở 2 cánh đồng Mảnh Tầu - Tàng Ghênh xã Bản Mù và cánh đồng Tàng Ghênh xã Xà Hồ rộng gần 60 ha, bà con thấy hiệu quả mới thay đổi ý thức dần dần, và đến năm 2010, bắt đầu triển khai rộng rãi ra toàn huyện.

“Vì là huyện 30a, nên người dân được hỗ trợ thóc giống. Nhưng chúng tôi không giao thóc mà tiến hành ngâm ủ giống và tập trung bà con hướng dẫn chi tiết cách thức làm. Hạt giống mà bà con nhận được là hạt giống đã nảy mầm, họ chỉ cần chờ đúng thời gian là đem gieo được. Mới đầu cũng lo lắm vì ủ cả tấn thóc, nhưng giao cho họ còn khó hơn vì bà con chưa nắm vững kỹ thuật. Cứ làm ấy thế mà thắng lớn” – anh Hưng kể.

 

Cán bộ khuyến nông cũng được tăng cường xuống “cắm bản” cùng ăn, cùng làm việc với bà con. Phó trạm trưởng Trạm khuyến nông Trạm Tấu - Hà Sông Thao, nổi tiếng là cán bộ sát sao với dân.

Đến nỗi, giống lúa lai Nhị ưu được triển khai xuống xã, bà con gọi luôn là giống lúa cán bộ Thao. Vì anh luôn đồng hành cùng bà con từ khi nhận giống cho tới lúc thu hoạch. Quê ở Phú Thọ, nhưng cứ đến mùng 3 Tết hàng năm anh đã có mặt ở Trạm Tấu để xuống đồng với bà con.

Theo Danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 28345

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 371023

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60692980