08:11 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi “thủy quái” trên sông Gâm: Khi “chúa tể lòng sông” lớn lên trong lồng sắt

Thứ tư - 03/09/2014 21:39
Tôi đến Bắc Mê vào mùa mưa, nước sông Gâm cuồn cuộn đỏ ngầu như giận dữ, dòng nước chảy xiết đến mức những khúc cây to cả người ôm cũng không vướng vất gì trên mặt nước. Bên dòng chảy ấy, những lồng cá chiên bằng sắt của ông Nguyên và ông Hà nằm gần sát bờ, được gắn chặt với những chiếc thuyền, nơi sinh sống của gia đình họ.

Muốn đến thăm nhà và bè cá của hai ông, người ta phải đi qua một chiếc cầu nhỏ bắc bằng 3 cây tre già bập bõm trên mặt sông. Nước đục đến nỗi, tôi không thấy một con cá nào, chỉ nghe tiếng nước vỗ vào mạn thuyền ì oạp.

Mỗi lồng nuôi cá chiên rộng 3 mét, dài 6 mét, sâu 1,5 - 2,5 mét, nuôi được khoảng 400 - 500 con cá nhỏ. Khi cá lớn được tách đàn và nuôi từ 100 - 130 con/lồng. Cá chiên sống theo bầy đàn. Mùa nước đục, không ai có thể nhìn thấy một bóng cá nào vì chúng không nổi lên mặt nước.


Khu thuyền bè nuôi cá chiên của ông Nguyên, ông Hà trên sông Gâm đoạn chảy qua Bắc Mê. 

Nhưng đến mùa nước trong, từng lớp cá chiên nằm chồng chất lên nhau như xếp bánh, im thin thít, lành hiền đến khó tả, người ta quờ tay chọc vào nó, nó lặng lẽ bơi ra chỗ khác, rồi lại… nằm im. Một năm, cá chiên chỉ ăn trong 3 - 4 tháng, đến mùa đông, chúng sẽ “ngủ đông” như loài gấu, có rải thức ăn chúng cũng không thèm động đến.

Lứa cá chiên to nhất hàng trăm con mà ông Nguyên đã từng nuôi được và “xuất chuồng”, mỗi con nặng ngót nghét 10kg khiến người ta phải vác cá đi như vác cái bình ga; mỗi kilôgram cá chiên có giá đến 600.000 đồng, mang về cho ông một khoản tiền không nhỏ.

Lâu năm gắn bó với nghề, ông Nguyên hiểu đàn cá, chăm sóc cho đàn cá như là những đứa con đẻ của mình vậy. Ông tâm sự: “Cá chiên ngoài tự nhiên thì hung dữ, nhưng cá chiên nuôi lại khá lành hiền. Nuôi cá chiên là mình phải sống với nó, phải nằm nghe xem nó thiếu cái gì, no đói thế nào để mà lo lắng cho nó.

Khi đói, cá chiên sẽ cựa lồng, nó sẽ kêu khiến mình không ngủ được, chỉ có khi no là nó nằm im. Khi có con cá nào lội như cá cảnh, chạy trên mặt nước thì mình biết là nó bị bệnh rồi, phải bỏ nó đi. Nhiều lúc nhìn cá bị ốm mà thương lắm”.

Vào nghề nuôi “thủy quái” sau ông Nguyên, ông Trần Thanh Hà (tổ 1 - thị trấn Yên Phú - huyện Bắc Mê) còn chưa có nhiều kinh nghiệm nên ông cũng không tránh khỏi những sai lầm ban đầu trong nghề.

Ông Hà kể, giọng buồn buồn: “Thiệt hại nhiều chứ, vấp váp nhiều chứ. Bên nhà tôi đây, hồi tháng 3 tôi thả 1.000 con giống mà tính tròn số là chết mất 700 con. 1.000 con giống là hơn năm chục triệu, chưa kể tiền công vận chuyển đâu. Biết nhà nước có chương trình hỗ trợ dân miền núi làm giàu, tôi đã hai lần làm đơn kêu cứu lên huyện, nhờ nhà nước hỗ trợ giúp đỡ rồi mà vẫn chưa có ai giúp cả”.

Cái khó khăn trong nghề nuôi cá chiên cũng không chỉ có thể, nó còn khá đặc biệt, không giống những nghề nuôi cá khác. Ông Hà kể: “Cá chiên rất chậm lớn. Từ lúc bắt con giống về nuôi đến khoảng 2,5kh, 3kgđổ lại là nó lớn nhanh. Từ 3kg trở đi nuôi đến 7 - 8kg là nuôi rất lâu, mỗi năm nó chỉ lớn được mấy lạng thôi dù nó vẫn ăn lượng thức ăn như thế. Những con cá mấy chục cân dưới lòng sông mà người ta bắt được nó phải sống hàng chục năm rồi”. 

Có nhiều khi, ông Hà vì lặn lội đi tìm dòng cá đánh bắt để làm thức ăn cho cá chiên mà bị cả đàn ong bủa vây, đốt cho “lên bờ xuống ruộng”. Cũng có khi, đàn cá chiên háu ăn, quẫy đạp nhau, đâm hàng tá vây cứng nhọn vào tay chân của chủ.

Ông Hà ngửa hai cánh tay lên, giơ ra phía trước mặt rồi chỉ trỏ từng lỗ ở tay: “Những cái lỗ sâu này chưa biết bao giờ mới đầy thịt lên được. Nhưng mà nghề nuôi cá chiên thì chắc không thể bỏ được đâu”.

Cá chiên là loài cá hoang dã, dữ tợn nhưng những người thợ nuôi cá đang dần “thuần phục” loài cá này, đưa nó đến gần hơn với đời sống con người. Sông Gâm nước xiết, nhiều thác ghềnh và nguy hiểm nổi tiếng, những người đánh bắt cá sông Gâm vẫn luôn phải đối mặt với “sinh nghề tử nghiệp”, nhất là việc bỏ mạng khi săn cá chiên “thủy quái” gần như không còn nữa.

 

 


Ông Nguyên, ông Hà đang chỉnh trang lại lồng nuôi nhốt, nơi thuần phục loài “thủy quái” trên sông Gâm.

Nuôi được cá chiên rồi, những rủi ro tàn khốc trong nghề săn bắt cá chiên dưới lòng sông sẽ giảm đi đáng kể. Họ sẽ không còn phải liều mạng nhảy tùm xuống đáy sông nước xiết mà lặn sâu vào tận hang cùng ngõ hẻm của dòng sông Gâm tìm săn “thủy quái” để rồi máu tai, máu mũi rỉ ra, có khi tử nạn.

“Tôi bị ong đốt phù hết cả người lên, rồi cá nó đâm cho lỗ chỗ hết cả chân tay đây thì cũng vẫn là may cô ạ. Nói chung nghề nào nghiệp nấy mà. Khối người đi săn cá chiên còn mất mạng ấy. Mình vẫn còn yên bình chán” - ông Hà lặng lẽ ngẫm ngợi.

Ông Trần Mạnh Tuyên - Chánh văn phòng huyện ủy Bắc Mê, nguyên là Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bắc Mê - cho biết: “Nuôi cá chiên trên sông Gâm là một hướng đi tích cực, có hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Tuy nhiên, nghề này cần số vốn đầu tư khá lớn, mà người dân thì còn nghèo.

Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp chính quyền để giúp đỡ cho người dân có thể phát triển nghề này, vừa có thể giúp người dân thoát nghèo, vừa bảo tồn được loài cá chiên sông Gâm vô cùng quý hiếm và giá trị”.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 343

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 342


Hôm nayHôm nay : 58058

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1315539

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74362510